Học tập đạo đức HCM

Phúc Thịnh, điểm sáng trong XDNTM Phúc Thịnh, điểm sáng trong XDNTM

Thứ ba - 30/10/2018 23:09
ần dân, lắng nghe ý kiến từ quần chúng; Đảng bộ đề ra chủ trương sát, đúng, phù hợp; chính quyền bám sát nghị quyết, nhân nhân đoàn kết, đồng lòng… là sức mạnh tổng hợp đưa xã Phúc Thịnh (Ngọc Lặc - Thanh Hóa) tiến gần hơn tới đích NTM.
tr2d.JPG
Lãnh đạo huyện Ngọc Lặc và bà con xã Phúc Thịnh trong buổi trình diễn thu hoạch sắn bằng cơ giới hóa nhằm nâng cao năng suất lao động, đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp.

Phúc Thịnh nằm ở phía Nam, cách trung tâm huyện Ngọc Lặc 26km, có 3 dân tộc: Kinh, Mường, Thái cùng sinh sống. Xã bắt tay thực hiện xây dựng nông thôn mới (XDNTM) năm 2013; tới năm 2016,  thoát khỏi xã 135. Đến nay, Phúc Thịnh đạt 17/19 tiêu chí. Để được công nhận đạt chuẩn NTM vào cuối năm 2018, các tiêu chí còn lại là giao thông và môi trường đang được xã tập trung hoàn thiện.

Ông Lê Bá Ngọc, Bí thư Đảng ủy xã, phấn khởi cho hay: Đạt được kết quả như trên là nhờ sự giúp đỡ trực tiếp từ phía lãnh đạo các ban, ngành huyện và sự lãnh đạo của Đảng ủy, sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của UBND xã, sự phối hợp chặt chẽ của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, sự vào cuộc của nhân dân trong triển khai thực hiện XDNTM.

Tập trung XDNTM

Ngay từ đầu năm, Ban chỉ đạo NTM xã đã xây dựng kế hoạch chi tiết về thời gian, giải pháp đồng bộ thực hiện cho từng nội dung của các tiêu chí NTM; phân công nhiệm vụ cụ thể đến từng cán bộ, công chức. Đồng thời, mở lớp tập huấn và hướng dẫn thực hiện các tiêu chí NTM đến từng hộ và yêu cầu gia đình cán bộ, đảng viên phải gương mẫu đi đầu thực hiện…

Đến nay, Phúc Thịnh đã thực hiện được 7,74/9,64km đường trục xã và 8,15/15,84km đường nội thôn với tổng kinh phí trên 19.833 triệu đồng (trong đó, sức dân được huy động, nhân dân hiến 2,3ha đất, hơn 5000 cây cối các loại, phá dỡ 670m tường rào và 7.435 triệu đồng tiền mặt); xây dựng kiên cố 2 hồ đập và 3,49km kênh mương; xây dựng trạm y tế 2 tầng khang trang, đạt chuẩn quốc gia, đáp ứng công tác chăm sóc sức khỏe, khám - chữa bệnh ban đầu cho người dân; 3/3 khối trường học đều đạt chuẩn quốc gia mức độ II; 8/8 làng có cổng chào được xây dựng, kèm theo 5,58km hệ thống đường điện chiếu sáng khu dân cư; 320 lò đốt rác mini được hình thành; 7/8 làng đạt Làng văn hóa; bình quân các làng đạt 11,5 tiêu chí NTM, xã có 3/8 làng đạt chuẩn NTM (4 làng đang chờ thẩm định đạt chuẩn NTM)…

“Song song với việc đầu tư cơ sở hạ tầng, Phúc Thịnh còn chú trọng phát triển kinh tế - xã hội, thương mại, dịch vụ… bởi XDNTM phải nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân”, ông Ngọc nói.

Phát triển sản xuất

Phúc Thịnh có trục đường liên xã xuyên suốt với các xã phía Nam của huyện. Bên cạnh đó, Cụm công nghiệp Phúc Thịnh được hình thành trên địa bàn là điều kiện thuận lợi, tạo đà cho kinh tế phát triển cũng như chuyển đổi cơ cấu lao động, tăng ngân sách cho địa phương.

Nắm bắt lợi thế, bước đầu xã thực hiện kêu gọi thu hút được 4 doanh nghiệp đầu tư, sản xuất trên địa bàn như: nhà máy chế biến tinh bột sắn, nhà máy phân bón, công ty chăn nuôi, công ty xây dựng; giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động, tạo tiền đề phát triển các vùng cây nguyên liệu, đặc biệt là cây sắn. Ngoài ra, diện tích trồng luồng, keo, xoan lát, mía, cam… và các mô hình gia trại tập trung đã mang lại thu nhập cao cho người dân.

Năm 2012, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã ở mức  44,02%; thu nhập bình quân đầu người 11 triệu đồng. Thì nay, đến tháng 6/2018, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 5,02%; thu nhập bình quân đầu người ước đạt 34,5 triệu đồng. Mức sống được nâng lên, xã không còn hộ ở nhà tạm, nhà dột nát, số nhà ở đạt tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng đạt 93%; quốc phòng - an ninh được giữ vững, ổn định .

“Nhiều năm liên tục Đảng bộ, chính quyền xã được Đảng bộ tỉnh, UBND tỉnh tặng Bằng khen, Giấy khen, Cờ thi đua; được  Đảng bộ huyện, UBND huyện tặng Giấy khen. Và đặc biệt, năm 2012, xã vinh dự được nhận Bằng khen của Chính phủ; năm 2018 được UBND tỉnh đề nghị Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Phúc Thịnh”, ông Ngọc cho biết thêm.

Theo kinhtenongthon.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập182
  • Hôm nay47,044
  • Tháng hiện tại713,791
  • Tổng lượt truy cập90,777,184
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây