Học tập đạo đức HCM

Quảng Nam: Kỳ lạ khô hạn cuối năm

Thứ bảy - 08/12/2012 05:33
Hiện tại người dân Quảng Nam đang phải chứng kiến cảnh thời tiết bất thường dẫn đến nắng nóng kéo dài, nhiều loại cây nông nghiệp chết khô, nông dân có nguy cơ thất thu, thua lỗ, thậm chí nỗi lo còn mang sang cả vụ lúa Đông Xuân tới vì hầu hết các hồ thủy lợi ở mực nước chết.
 
 
 
Bà Nguyễn Thị Bích chắt chiu từng giọt nước
 để chăm sóc vườn rau
 
Mai, quất khát nước, rau xác xơ
 
Những người nông dân ở các làng nghề trồng hoa, cây cảnh ở Quảng Nam đang héo mòn ruột gan. Chỉ còn 2 tháng nữa là bước vào dịp Tết nguyên đán, thế nhưng khác với mọi năm, năm nay trời cứ nắng chang chang, cho dù cơn bão số 9 đang diễn ra ở Biển Đông. Trời nắng thì đồng nghĩa với cây cối còi cọc, những vườn hoa hay mai, quất vàng úa vì thiếu nước. Anh Nguyễn  Thanh Xuân, người trồng hoa ở TP Tam Kỳ than vãn: "Thời tiết nắng nóng như ri, mai không bậm nụ mà còn sẽ trổ sớm. Quất thì chắc chắn khó có được sai quả trái to. Người trồng cây cảnh, trồng hoa đáng đang trước nguy cơ thất thu”.
 
Chúng tôi có mặt tại khối phố 2, P. Trường Xuân, TP. Tam Kỳ, không khỏi xót xa cho hàng chục ha rau các loại của bà con đang chết rũ vì thiếu nước. Lão nông 70 tuổi, Trần Thế Vũ than trời: "Tui già rồi mà chưa thấy năm mô như năm ni, giếng đóng mà cũng khô nước nói chi ao, đầm. Tết năm nay thiếu rau ăn là chắc rồi”. Bà Nguyễn Thị Bích, 60 tuổi xót xa: "Ai đời mùa đông mà trời nắng chói chang, tôi chỉ có hơn 1 sào đất dùng để trồng cải con, cải bẹ và rau ngò. Những năm trước mỗi vụ rau thu hoạch hàng chục triệu đồng. Còn năm nay nắng nóng khiến rau chết vàng. Mỗi ngày tôi tưới nước đến 4 lần, nhưng vẫn không cứu vãn được, coi như trắng tay rồi chú ơi!”
 
Chi hội phó Chi hội Nông dân phường Trường Xuân, Phạm Đình Tín cho biết, chi hội có 25 hộ chuyên trồng rau sạch với diện tích gần 5ha để giải quyết công ăn việc làm mà trời nắng hạn bất thường giữa mùa mưa bão thế này, tôi e rằng Tết năm nay địa phương sẽ không đủ rau cung cấp cho TP Tam Kỳ. Không chỉ ở địa phương trên mà hầu hết các hộ trồng hoa, cây cảnh, trồng rau ở Quảng Nam cũng cùng chung số phận.
 
 
Hạn hán giữa mùa mưa bão khiến 
sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn
 
Đe dọa vụ lúa Đông Xuân
 
Không chỉ có rau, hoa màu, cây cảnh chịu cảnh khát nước mà thời tiết thất thường cũng đang đe dọa vụ lúa Đông Xuân sắp tới. Ông Lê Muộn - Phó giám đốc Sở NN&PTNT Quảng Nam cho biết: "Quảng Nam sẽ gieo sạ khoảng 43.000ha lúa trong vụ Đông Xuân tới. Trong đó 38.000ha lúa có hệ thống nước tưới, nhưng tình hình hạn hán hiện nay rất bất thường, hiện có 50/73 hồ chứa chưa tích đủ nước, đặc biệt là hồ Phú Ninh còn thiếu 100 triệu m3 nước; dòng chảy sông Vu Gia, Thu Bồn, các trạm bơm gặp khó khăn về nước. Nguy cơ thiếu nước tưới là rất lớn. Ngoài ra, đất canh tác có thể bị nhiễm mặn ngay vụ Đông Xuân này nếu trong tháng 12 không có mưa lớn”.
 
Ông Nguyễn Đại Nam, xã Tam Đại, huyện Phú Ninh cho biết: "Gia đình tôi có hơn 3 sào ruộng. Theo lịch ngày 20-12 tới là phải xuống giống gieo sạ, nhưng nắng như đổ lửa, ruộng đồng khô hanh, ao hồ cạn kiệt không biết rồi đây sẽ thế nào”. Còn Trưởng phòng NN&PTNT huyện Tiên Phước, Đinh Thương cho biết: Cả huyện sẽ gieo sạ khoảng 2.450ha lúa vụ Đông Xuân và địa phương có tất cả 8 hồ thủy lợi nhỏ và 28 đập dâng để phục vụ cho nông nghiệp, nhưng đến thời điểm này tất cả các hồ, đập đều ở mực nước chết. Nếu từ nay đến cuối tháng 12 vẫn còn nắng nóng, sẽ có khoảng hơn 1.000ha lúa, hoa màu trên địa bàn huyện bỏ đất trống.
 
Hạn hán kỳ lạ vào thời điểm cuối năm không chỉ khiến người trồng rau, hoa màu, cây cảnh thất thu mà khiến trên 43.000ha lúa gieo sạ đang đứng trước nguy cơ thiếu nước trong vụ đông xuân cùng với đó là nỗi lo sâu, bệnh sẽ bùng phát, báo hiệu cho một vụ mùa nhiều khó khăn.
 
Thanh Huyền
Theo
daidoanket.vn
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập124
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm121
  • Hôm nay32,754
  • Tháng hiện tại1,012,379
  • Tổng lượt truy cập91,075,772
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây