Học tập đạo đức HCM

Quảng Nam hỗ trợ đến 1 tỷ đồng cho Trung tâm OCOP

Thứ tư - 07/11/2018 18:12
Để khuyến khích các cơ sở xây dựng Trung tâm OCOP (mỗi xã một sản phẩm) và quản lý hoạt động, ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa 50% nhưng không quá 1 tỷ đồng cho 1 Trung tâm OCOP cấp tỉnh và 500 triệu đồng cho 1 Trung tâm OCOP cấp huyện.
quang nam ho tro den 1 ty dong cho trung tam ocop hinh anh 1

Thịt heo sạch của Hợp tác xã NN&KDDVTH Duy Đại Sơn được huyện Duy Xuyên chọn thực hiện thí điểm Chương trình OCOP năm 2018. Ảnh: VĂN SỰ

Ông Mai Đình Lợi – Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam cho biết, UBND tỉnh đã ban hành quy định nội dung, mức chi hỗ trợ cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân… thực hiện các hoạt động hoặc dự án về phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị sản xuất với tiêu thụ sản phẩm; phát triển ngành nghề nông thôn và Chương trình OCOP từ nguồn kinh phí sự nghiệp kinh tế ngân sách nhà nước các cấp.

“Nhiều nội dung được hỗ trợ với mức chi tối đa lên đến 100% chi phí thực hiện như: Khảo sát đánh giá chuỗi giá trị, tư vấn, nghiên cứu để xây dựng phương án, kế hoạch sản xuất – kinh doanh, quy trình kỹ thuật, phát triển thị trường; công tác truyền thông, thông tin tuyên truyền, triển khai chu trình OCOP thường niên; kinh phí điều tra cơ bản, khảo sát địa hình, phân tích mẫu đất, mẫu nước, mẫu không khí để xác định vùng sản xuất tập trung; đào tạo, tập huấn cán bộ, dạy nghề…” – ông Lợi cho hay.

Ngoài ra, tỉnh hỗ trợ tư vấn thiết kế bao bì, nhãn mác và mua bao bì, nhãn mác sản phẩm; chi phí thiết kế logo/biểu trưng cho Chương trình OCOP;  chi phí thiết lập mã truy xuất nguồn gốc sản phẩm;...

Theo ông Lợi, riêng với các nội dung chi hỗ trợ giống, vật tư thiết yếu; hỗ trợ mua máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất, thu hoạch; máy móc, thiết bị, dây truyền, công nghệ, đóng gói... tùy theo dự án triển khai ở từng khu vực mà mức hỗ trợ cũng khác nhau.

Cụ thể: Địa bàn khó khăn, huyện nghèo được hỗ trợ 100% chi phí; vùng trung du miền núi, bãi ngang 70% chi phí và vùng đồng bằng 50% chi phí.

Được biết, từ nay đến cuối năm 2018, tỉnh Quảng Nam sẽ hình thành từ 2-3 điểm, cửa hàng để giới thiệu sản phẩm và bán hàng OCOP... Ngoài ra, vận động thành lập 3-5 doanh nghiệp, hợp tác xã gắn với sản xuất và tiêu thụ sản phẩm OCOP theo chuỗi liên kết giá trị.

Theo Đoan Hồng - Hồng Phong/Báo Dân Việt.vn

 Tags: trung tâm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập207
  • Hôm nay37,911
  • Tháng hiện tại695,980
  • Tổng lượt truy cập90,759,373
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây