Học tập đạo đức HCM

Quảng Ninh phát triển các mô hình sản xuất

Thứ tư - 16/04/2014 10:27
Trọng tâm xây dựng NTM của Quảng Ninh trong năm 2014 là tập trung phát triển SX, trong đó chú trọng đầu tư cho các mô hình SXNN hiệu quả cao.

Quảng Ninh phát triển các mô hình sản xuất

Mô hình nuôi trồng thủy sản hiệu quả cao tại huyện Đầm Hà

Đây được coi là tiền đề để nâng cao thu nhập, đồng thời tái cơ cấu ngành nông nghiệp một cách bền vững.

Cùng với việc chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng, tỉnh Quảng Ninh cũng mạnh tay đầu tư hỗ trợ phát triển các mô hình SXNN. Trong 3 năm (2011-2013), ngân sách tỉnh đã dành khoảng 310 tỷ đồng để cho các địa phương triển khai hỗ trợ phát triển SX, nhờ vậy một số thương hiệu, sản phẩm đã trở thành hàng hoá được thị trường đón nhận, giúp nông dân nâng cao thu nhập như: Rau an toàn Quảng Yên, hoa Hoành Bồ, chè Đường Hoa, nếp cái hoa vàng và na dai Đông Triều, mực Cô Tô, miến dong Bình Liêu, ba kích Ba Chẽ, trứng gà Tân An, chả mực Hạ Long…

Theo Ban Xây dựng NTM tỉnh Quảng Ninh, chỉ tính riêng các mô hình khuyến nông, khuyến ngư, trong năm 2013 toàn tỉnh đã triển khai gần 60 mô hình. Các mô hình được triển khai thực hiện đều là những mô hình SX mới, được đánh giá là có năng suất và hiệu quả cao, khi đưa vào thử nghiệm đều được bà con nông dân tích cực tham gia thực hiện.

“Điển hình trong trồng trọt có mô hình lúa gieo thẳng quy mô 22 ha tại 170 hộ ở các thôn 2, 5, 6, 8, xã Nguyễn Huệ (Đông Triều), năng suất đạt 55 tạ/ha, mô hình cánh đồng mẫu lớn trong SX lúa, quy mô 30ha tại 180 hộ tại ở xã Hưng Đạo (Đông Triều), năng suất bình quân đạt 56 tạ/ha.

Điều quan trọng là phải tôn trọng, lắng nghe ý kiến của người dân, đáp ứng nhu cầu đích thực của người dân, chú ý tính hiệu quả và thiết thực. Bên cạnh đó, địa phương cần tiếp tục tạo điều kiện hỗ trợ cho người dân tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao hiệu quả sử dụng 
đất nông nghiệp.

Cả 2 mô hình này đều cho năng suất lúa cấy cao hơn mức bình quân chung của cả tỉnh 5-6 tạ/ha; giảm 10-15% lượng lúa giống, 10-12% chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Điều quan trọng hơn là các mô hình SX mới này bước đầu tạo được mối liên kết giữa DN, nông dân trong SX, tiêu thụ lúa, dần thay đổi tư duy SX nhỏ lẻ của nông dân", ông Hoàng Đình Sáu, Phó trưởng Ban Xây dựng NTM Quảng Ninh, cho hay. 

Để phát huy thế mạnh của nghề nuôi trồng thuỷ sản trong tỉnh, thời gian qua nhiều mô hình thử nghiệm được triển khai trên lĩnh vực này như mô hình nuôi cá hồng mỹ trong ao tại các vùng nuôi tôm sú bỏ hoang, với mức thu đạt 150 triệu đồng/ha (sau khi trừ chi phí nhân công, thức ăn).

Sau khi thành công ở phường Minh Thành, Tân An (TX. Quảng Yên), mô hình đang được nghiên cứu triển khai nhân rộng tại các vùng nuôi tôm hiệu quả thấp ở Tiên Yên, Đầm Hà, Móng Cái. Rồi mô hình nuôi cá đối mục thương phẩm trong ao, cho lãi gần 70 triệu đồng/hộ/0,5ha. Từ năm 2012 đến nay ở TX. Quảng Yên đã có khoảng gần 20 hộ nuôi, nhiều hộ nuôi đạt năng suất trên 8 tấn/ha.

Ông Thiều Văn Thành, Phó GĐ Trung tâm Khuyến nông, Khuyến ngư tỉnh Quảng Ninh, cho biết: Hầu hết các mô hình SX mới được triển khai thực hiện ở các địa phương trong thời gian qua đã đi đúng hướng, không phải đầu tư nhiều nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao, được nhân dân đón nhận. Đặc biệt qua các mô hình khuyến nông, khuyến ngư đã thu hút được hàng chục nghìn nông dân, các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội, nghề nghiệp tham gia, góp phần thúc đẩy quá trình xã hội hoá công tác khuyến nông.

Thực tế cho thấy, nhiều mô hình SX trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã được thí điểm thành công, mang lại những hiệu quả tích cực, được thị trường đánh giá cao. Tuy nhiên, làm thế nào để nhân rộng những mô hình ấy thì lại không phải việc dễ.

Cũng theo ông Thiều Văn Thành thì nhu cầu, đòi hỏi của SX ngày càng cao nhưng do nguồn lực đầu tư có hạn dẫn tới việc đầu tư dàn trải, phân tán, chưa tạo được chuyển biến mạnh mẽ và tác động rõ ràng đến đời sống và hoạt động SX, kinh doanh của nông, ngư dân.

Để những mô hình SX mới được thực hiện có hiệu quả và ngày càng nhân rộng, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ cho cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đòi hỏi các đơn vị khi xây dựng mô hình cần gắn với thị trường, mối liên kết “4 nhà” (nhà nông, nhà DN, nhà khoa học, Nhà nước).

“Trong tổng số gần 60 mô hình khuyến nông, khuyến ngư được triển khai thực hiện năm 2013, hầu hết các mô hình đều thành công nhưng chắc chắn việc nhân rộng sẽ không dễ dàng do chưa có cơ chế hỗ trợ sau mô hình, định mức kinh phí cho công tác chuyển giao trong mô hình quá thấp…”, ông Thành cho biết.

Bên cạnh đó, theo ông Thành, khi các mô hình mới được triển khai thực hiện, các hộ nông dân đều được hỗ trợ về vốn, giống và kỹ thuật, do đó nhiều nông dân tham gia mô hình cốt để được nhận hỗ trợ, làm xuất hiện tư tưởng ỷ lại và trông chờ vào hỗ trợ của Nhà nước nên sau khi kết thúc chương trình cũng không tiếp tục bỏ vốn để SX.

Ngoài ra, còn một số nguyên nhân ảnh hưởng đến việc nhân rộng các mô hình SX mới như cơ sở hạ tầng phục vụ SX còn thiếu và yếu kém, nông dân gặp khó khăn khi mua giống về SX và bán nông sản do việc thông tin thị trường cung ứng giống, tiêu thụ sản phẩm chưa được quan tâm.

Được biết trong định hướng phát triển của ngành NN-PTNT của tỉnh Quảng Ninh, các mô hình SX mới sẽ tiếp tục được thực hiện theo chuỗi từ SX đến tiêu thụ, mô hình ứng dụng công nghệ cao, mô hình SX theo tiêu chuẩn VietGAP, an toàn sinh học nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, nâng cao giá trị và hiệu quả SX, kinh doanh nông, lâm nghiệp và thuỷ sản.

Trong đó, chú trọng phát triển các đối tượng là sản phẩm hàng hoá chủ lực, sản phẩm đặc thù của tỉnh, của địa phương. Tận dụng tốt tiềm năng, lợi thế của từng vùng, miền, địa phương, xây dựng và thực hiện các mô hình chuyển giao kỹ thuật thích ứng với điều kiện khí hậu, thị trường, giúp nông dân nhất là nông dân miền núi, ven biển, vùng đồng bào dân tộc phát triển SX, tạo nguồn cung lương thực, thực phẩm tại chỗ, nâng cao thu nhập, xoá đói nghèo và làm giàu ngay trên chính những ruộng, vườn, đồi, ao, chuồng của họ.

                                                                                                                      QUẢNG NGỌC
                                                                                                                 Theo nongnghiep.vn
 

Share Facebook Share Google Share Twitter Share Zingme  
 

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập388
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại818,196
  • Tổng lượt truy cập90,881,589
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây