Ngay từ những ngày đầu bước vào triển khai chương trình, Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, đôn đốc nhắc nhở các thành viên trong ban tích cực đi cơ sở để phối hợp hướng dẫn, kiễm tra thực hiện theo từng tiêu chí liên quan đến lĩnh vực chuyên môn, nhằm mục đích đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền cũng được đẩy mạnh thực hiện. Bằng nhiều hình thức tuyên truyền vận động đa dạng với nội dung ngày càng sâu rộng và thiết thực, người dân đã hiểu được vai trò chủ thể của mình trong quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới.
Với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hưởng lợi” người dân trên địa bàn huyện Quảng Trạch đã tích cực tham gia. Nhiều hộ dân đã chủ động hiến đất, phá bỏ cây trồng, các công trình xây dựng, đóng góp kinh phí.
Trong 4 năm, có 6.152 hộ hiến 236.731m2 đất, 196 cổng nhà, 4.257m tường rào, gần 60.000 cây cối. 81 công trình phụ ước tính trị giá trên 15 tỷ đồng. Ngoài ra, toàn huyện đã huy động trên 15.000 ngày công quy đổi khoảng 3 tỷ đồng. Trong 4 năm thực hiện, mặc dù trong điều kiện còn gặp nhiều khó khăn trên nhiều lĩnh vực, nhưng các cấp ủy, chính quyền và nhân dân huyện Quảng Trạch đã chung sức xây dựng nông thôn mới và đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Làm đường giao thông nông thôn tại xã Cảnh Dương. |
Các tiêu chí trong chương trình đều tăng, nhiều công trình, cơ sở hạ tầng được xây mới, sản xuất được duy trì và phát triển, môi trường được cải thiện, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao rõ rệt. Toàn huyện đã huy động hơn 36 tỷ đồng tiền mặt đóng góp của người dân, các cá nhân và doanh nghiệp trên địa bàn xây dựng được 142,9 km đường giao thông, kiên cố hóa 33,97km kênh mương nội đồng, xây dựng thêm 130 phòng học, 42 nhà văn hóa thôn, xóa 883 nhà tạm...
Qua 4 năm thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, Quảng Trạch đã tổ chức 105 lớp tập huấn cho gần 4.000 lượt người về kỹ thuật sản xuất nông nghiệp; đồng thời tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông – lâm - ngư nghiệp. Cụ thể, về trồng trọt đã triển khai xây dựng nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả. Trong đó, sản xuất gần 550 ha lúa giống tại chỗ có chất lượng cao như P6, XT28, PC6, năng suất bình quân đạt 60 tạ/ha; tập trung chuyển đổi 200 ha lúa sản xuất kém hiệu quả sang trồng các loại cây khác.
Về chăn nuôi, các địa phương trong huyện đã duy trì và phát triển nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả, điển hình như mô hình nuôi bò của ông Nguyễn Văn Xá (xã Quảng Hưng), thu nhập đạt 250 triệu đồng/năm; mô hình sản xuất gà giống ở Quảng Lưu của ông Nguyễn Ngọc Bá mang lại thu nhập trên 200 triệu đồng/năm... Ngoài việc đầu tư phát triển các mô hình sản xuất, người dân Quảng Trạch cũng đã tăng cường mở rộng, phát triển các trang trại sản xuất nông nghiệp.
Đến nay, toàn huyện có 22 trang trại, bình quân mỗi năm thu nhập gần 500 triệu đồng/trang trại. Nhờ đó, các nội dung, chỉ tiêu của nhóm tiêu chí về kinh tế và tổ chức sản xuất đạt được kết quả khả quan. Cuối năm 2014, thu nhập bình quân đầu người toàn huyện đạt 20,5 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo 10,83% (giảm 21,34% so với năm 2010); tỷ lệ lao động trong độ tuổi có việc làm chiếm hơn 98%...
Cuối năm 2014, có 100% số trường trên địa bàn duy trì và giữ vững phổ cập giáo dục cơ sở; 68/103 thôn đạt làng văn hóa, chiếm tỷ lệ 66%, tăng 15% so với năm 2010; tỷ lệ hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 74%. Các hoạt động gây suy giảm môi trường được hạn chế, đa số nghĩa trang được quy tập, nâng cấp xây dựng theo quy hoạch. Nhiều thôn, xóm xây dựng hương ước, quy chế vệ sinh môi trường, thành lập tổ tự quản gom rác...
Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh cũng được các cấp ủy, chính quyền huyện Quảng Trạch đặc biệt quan tâm. Đây là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của việc thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới. Thực tế cho thấy, một khi tổ chức cơ sở đảng đạt trong sạch vững mạnh, hệ thống chính trị từ huyện xuống cơ sở vững mạnh toàn diện, thì năng lực lãnh, chỉ đạo, quản lý, điều hành, tuyên truyền, vận động mới được nâng cao và việc tổ chức thực hiện các chương trình, dự án, các hạng mục trong xây dựng nông thôn mới được thực hiện hiệu quả. Vì vậy, kết thúc năm 2014, trên địa bàn huyện có 16/18 xã đạt tiêu chí hệ thống tổ chức chính trị vững mạnh, 18/18 xã đạt tiêu chí an ninh trật tự xã hội.
Qua 4 năm tích cực triển khai xây dựng nông thôn mới, diện mạo nông thôn Quảng Trạch đã có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng nâng cao. Năm 2014, huyện Quảng Trạch đã có xã Cảnh Dương cán đích xây dựng nông thôn mới và trong năm 2015 sẽ phấn đấu có thêm 3 xã hoàn thành. Tuy vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng với những kết quả đã đạt được sẽ là nền tảng vững chắc, tạo động lực cho Đảng bộ và nhân dân Quảng Trạch chung sức, chung lòng xây dựng bộ mặt nông thôn ngày càng văn minh hiện đại.
Theo: baoquangbinh.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã