Hiện thực hóa Nông thôn mới từ trí tuệ và tâm huyết của địa phương
Nhận thức được rằng, ý nghĩa gốc rễ của quá trình xây dựng Nông Thôn Mới là nhằm khơi dậy nội lực của người dân, lấy “sức dân” và chính người dân phải chủ động chung tay đóng góp để xây dựng bản làng, quê hương, Quỹ Unilever Việt Nam đã có sự chuyển hướng theo chiều sâu đầy sáng tạo khi gắn kết những hỗ trợ tài chính thường niên của mình vào mục tiêu xây dựng Nông thôn mới. Năm 2014, dựa trên nền tảng của chương trình Làng hoàn hảo – một dự án hợp tác công tư với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn trong công cuộc xây dựng Nông thôn mới tại Việt Nam, Quỹ Unilever Việt Nam đã phát động chương trình tài trợ thường niên tạo điều kiện để các xã nông thôn tại khắp các vùng miền trên cả nước thực hiện chính các dự án về cải thiện điều kiện vệ sinh, nước sạch, môi trường mà họ đã và đang ấp ủ nhằm mang lại diện mạo mới trên khắp mảnh đất quê hương của mình.
Các dự án được gửi về Quỹ Unilever Việt Nam trải dài trên các lĩnh vực từ đầu tư xây dựng hệ thống nước sạch, xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh và đạt chuẩn đến quy trình quản lý, thu gom và xử lý rác thải…thể hiện rõ sự đồng thuận từ các địa phương trong quá trình cùng chung tay cải thiện điều kiện vệ sinh và môi trường sống, hướng tới mục tiêu hoàn thành các chỉ tiêu về Nông thôn mới. “Việc xây dựng dự án từ nguồn vốn của Quỹ Unilever Việt Nam là một nhu cầu cấp thiết đối với địa phương chúng tôi đồng thời góp phần hoàn thiện tiêu chí môi trường và Mục tiêu quốc gia – Xây dựng Nông thôn mới tại địa phương được bền vững hơn”, ông Trương Trung Thành Chủ tịch UBND xã Quế Xuân, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam chia sẻ những đánh giá về chương trình của Quỹ Unilever Việt Nam năm 2014. Cũng theo ông Thành , bên cạnh những hỗ trợ về tài chính để thực hiện các hạng mục về cơ sở vật chất, người dân tại xã còn được hưởng lợi từ các chương trình tập huấn để nhận thức rõ hơn về hiệu quả của việc bảo vệ môi trường sống để cải thiện chất lượng cuộc sống của chính mình.
Khi dự án được xây dựng từ chính trí tuệ và tâm huyết của địa phương nơi mỗi người, mỗi nhà, mỗi bản làng, mỗi khu dân cư đều đồng lòng nhất trí cao, có cùng suy nghĩ và hành động vì cộng đồng và vì chính mình, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng về tính hiệu quả và bền vững của dự án. Khi một xóm thực hiện sẽ có nhiều xóm khác noi theo, một địa phương làm được thì sẽ có những địa phương khác quyết tâm làm theo, trở thành một phong trào sâu rộng, có sức lan tỏa mạnh mẽ. Và đó chính là mục đích và mong muốn mà Quỹ Unilever Việt Nam luôn kỳ vọng hướng tới qua các chương trình tài trợ thường niên của mình.
Ngày 17 tháng 12 vừa qua tại Hà Nội, tại Lễ tổng kết 3 năm thực hiện Kế hoạch phát triển bền vững tại Việt Nam, Unilever đã trao hơn 3 tỷ đồng tiền tài trợ cho 15 dự án cải thiện điều kiện vệ sinh và nâng cao sức khoẻ người dân Việt Nam,
Cũng trong khuôn khổ buổi lễ, công ty Unilever Việt Nam cũng báo cáo những thành công sau 3 năm triển khai Kế hoạch phát triển bền vững tại Việt Nam qua các con số đầy ấn tượng:
- 13,6 triệu người được hưởng lợi trực tiếp và 26,7 triệu người hưởng lợi gián tiếp thông qua các chiến dịch giáo dục thay đổi nhận thức, hành vi và cải thiện điều kiện vệ sinh và sức khỏe
- Tiết kiệm 348 triệu m3 nước sạch từ việc sử dụng Comfort một lần xả
- Thu mua 17.000 tấn chè đạt chất lượng bền vững
- Hơn 30.000 hộ gia đình đã được tiếp cận nguồn vốn tài chính vi mô với tổng số tiền phát vay lên đến 150 tỉ đồng giúp phát triển kinh doanh, tăng thu nhập và tạo việc làm
-Góp phần xây dựng 150 xã đạt chuẩn xã Nông Thôn Mới theo tiêu chuẩn quốc gia
Theo baolaodong.com.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã