Học tập đạo đức HCM

Quy hoạch cấp nước chống biến đổi khí hậu

Thứ hai - 13/07/2015 06:06
Tính đến hết năm 2014, dân số nông thôn Thái Nguyên được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh là 82%.
Quy hoạch cấp nước chống biến đổi khí hậu
Quy hoạch cấp nước sạch phải tiên lượng được những ảnh hưởng xấu của biến đổi khí hậu
 
Trong đó, 58% đạt quy chuẩn do Bộ Y tế quy định. Các nhiệm vụ về quản lý sau đầu tư, giám sát, đánh giá NS-VSMTNT đạt kết quả tốt.
Đến nay, Trạm Dịch vụ xây dựng công trình Nước sinh hoạt - VSMTNT thuộc Trung tâm Nước sinh hoạt - VSMTNT đang quản lý và khai thác 20 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung trên địa bàn toàn tỉnh. Công tác cập nhật bộ chỉ số hàng năm được thực hiện hoàn thành theo yêu cầu của Trung tâm Quốc gia NS-VSMTNT đến hết 2015.
Bên cạnh những thành tựu cũng bộc lộ một số tồn tại cần khắc phục kịp thời tại thời điểm này và những năm tiếp theo. Đó là, một số dự án đầu tư chưa phát huy được hiệu quả, cụ thể là có một số công trình đầu tư sau 2 đến 3 năm vẫn chưa khai thác hết công suất thiết kế; công tác quản lý khai thác công trình sau đầu tư của nhiều địa phương còn yếu kém chưa phát huy hiệu quả.
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là do tác động của biến đổi khí hậu nên quy hoạch về cấp nước đến nay có nhiều điểm không còn phù hợp; cấp chính quyền ở cơ sở chưa quan tâm đến công tác quản lý công trình, chưa tập trung tuyên truyền vận động người dân tham gia sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh cũng như tham gia quản lý bảo vệ công trình, bảo vệ nguồn nước.
Ông Dương Văn Toản, Trạm trưởng Trạm Dịch vụ xây dựng công trình Nước sinh hoạt - VSMTNT tỉnh Thái Nguyên, cho biết, công tác quản lý vận hành khai thác và dịch vụ nước sạch đối với các công trình dần ổn định và đi vào nề nếp.
Chất lượng nước được kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ theo quy định, bảo đảm đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Chất lượng dịch vụ từng bước được nâng cao đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của người dân trên cơ sở thực hiện đúng các quy định của Nhà nước đối với hoạt động dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt nên đã phát huy được hiệu quả. Trong quá trình quản lý vận hành đã bảo đảm an toàn về lao động, tài sản, trang thiết bị, sửa chữa, khắc phục kịp thời những hư hỏng.
Tuy nhiên, thách thức lớn nhất đối với việc duy trì hiệu quả các công trình, dự án là sự thiếu nhiệt tình của hệ thống chính quyền cơ sở trong việc vận động người dân tự nguyện tham gia sử dụng và bảo vệ công trình. Chính vì vậy, một số địa phương còn có hiện tượng người dân ăn cắp nước sinh hoạt, phá hoại công trình…
Mục tiêu trước mắt về nước sinh hoạt nông thôn của tỉnh Thái Nguyên đến hết năm 2015 là sẽ có 95% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh, trong đó có 60% sử dụng nước đạt quy chuẩn của Bộ Y tế với số lượng 60 lít/người/ngày; 100% điểm trường chính có đủ nước sinh hoạt và nhà tiêu hợp vệ sinh; 60% số hộ gia đình nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh.
Từ những đòi hỏi trên, ông La Hồng Chung, Giám đố́c Trung tâm Nước sinh hoạt & VSMTNT tỉnh Thái Nguyên, cho biết, một nhiệm vụ rất quan trọng là quy hoạch cấp nước sinh hoạt nông thôn tỉnh Thái Nguyên. Tính thời sự của quy hoạch là phải bổ sung đánh giá, tiên lượng được những ảnh hưởng xấu của quá trình biến đổi khí hậu đến Chương trình NS- VSMTNT.
Từ đó đưa ra được quy hoạch phù hợp với quy hoạch cấp nước các đô thị và khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên với tầm nhìn đến năm 2050; quy hoạch cấp Nước sinh hoạt - VSMTNT tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 đảm bảo tính kế thừa và phát triển phù hợp với quá trình đô thị hóa và xây dựng NTM.
Theo đó, để quy hoạch đi vào thực tiễn và phát huy hiệu quả thì phải cung cấp những thông tin cần thiết để người dân nông thôn tăng nhu cầu sử dụng nước sạch và tự lựa chọn loại công nghệ cấp nước sinh hoạt phù hợp, nâng cao hiểu biết về vệ sinh và mối liên quan với nước sạch, đồng thời khuyến khích người dân thực hành các hành vi tốt có liên quan đến nước sạch và tự nguyện đóng góp tài chính để xây dựng công trình cấp nước sạch.
Đồng bộ với việc vận động, tuyên truyền là các nhóm giải pháp để thực hiện gồm nguồn vốn, cơ chế chính sách, phát triển nguồn lực, khoa học công nghệ và quản lý công trình sau đầu tư.
 
Đồng Vă Thưởng
Theo: nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập467
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm466
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại801,208
  • Tổng lượt truy cập90,864,601
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây