Học tập đạo đức HCM

RAU AN TOÀN LẤY LẠI NIỀM TIN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG

Thứ sáu - 08/07/2016 23:56
Người bán không chứng minh được rau của mình là an toàn trong khi xảy ra một số trường hợp lợi dụng bán trà trộn rau thường vào rau an toàn đã làm mất niềm tin của người tiêu dùng vào rau an toàn.

Thời gian qua, các cơ quan quản lý, doanh nghiệp và người sản xuất đã nỗ lực để lấy lại niềm tin của người tiêu dùng, thúc đẩy phát triển sản xuất rau an toàn.

“Con sâu làm rầu nồi canh”

Ông Nguyễn Duy Hồng, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội đánh giá: Một trong những nguyên nhân dẫn đến sản phẩm rau an toàn khó đầu ra dù nhu cầu tiêu dùng lớn là khúc mắc giữa người sản xuất và người tiêu dùng.

Ông Nguyễn Duy Hồng nói: “Người tiêu dùng không có niềm tin vào sản phẩm an toàn, người sản xuất thì không chứng minh được sản phẩm của mình là rau an toàn, không thúc đẩy được sản xuất”.

Thực tế, trên thị trường thời gian qua cũng đã xảy ra một số trường hợp rau an toàn bị bán trà trộn, tem chứng nhận rau an toàn không được quản lý chặt chẽ khiến người tiêu dùng không tin tưởng khi chọn mua các sản phẩm rau an toàn.

Cụ thể, hồi giữa tháng 8/2014 vừa qua, đoàn thành tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đã thanh tra đột xuất siêu thị Hiway Hà Đông thuộc công ty cổ phần Hiway Việt Nam. Kiếm tra sổ sách, giấy tờ nhập rau của siêu thị này cho thấy, toàn bộ số rau, củ, quả có nguồn gốc Trung Quốc bán tại siêu thị Hiway đều được nhập từ chợ đầu mối Long Biên (Hà Nội), Bình Điền (TP.HCM).

Cụ thể, lê, xoài, đào được nhập từ chợ Long Biên. Cải thảo, cà chua, bắp cải, súp lơ, cà rốt được nhập từ một công ty ở Lạng Sơn và Lào Cai. Một số thực rau, củ gia vị như hành khô, tỏi khô được nhập từ chợ Bình Điền.

Theo đánh giá của cơ quan chức năng, những chợ đầu mối trên đều là những nơi rất khó kiểm soát chất lượng rau, củ, quả.

Ngoài ra, tình trạng quản lý tem chứng nhận rau an toànthời gian qua khá lỏng lẻo. Tem nhận diện rau an toàn được in chữ “RAT Hà Nội” ở giữa do Chi cục Bảo vệ Thực vật, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cấp. Tem được dán vào từng bao, gói, mớ rau khi bán ra thị trường, cả bán buôn và bán lẻ.

Trên tem có logo của ngành nông nghiệp Hà Nội và hình cây rau bắp cải. Mỗi cơ sở, doanh nghiệp và hợp tác xã được cấp một mã số mã hóa tên cơ sở sản xuất và một con dấu khắc mã số để dập lên tem nhận diện hằng ngày. Bảng tra cứu mã số các cơ sở được công khai trên sàn giao dịch rau quả và thực phẩm an toàn. Khi có vấn đề gì xảy ra, căn cứ vào mã số tem có thể truy xuất được nguồn gốc từng bó rau. Do đó, cơ sở sản xuất mỗi khi xuất hàng phải báo cáo số lượng rau, quả xuất, căn cứ vào đây, Trạm bảo vệ thực vật các quận, huyện sẽ cấp tem rau an toàn và giám sát các cơ sở bao gói, dán tem.

Tuy nhiên, thực tế, ngày 29/10/2014 vừa qua, Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn &PTNT Hà Nội bất ngờ kiểm tra việc kinh doanh rau, củ, quả tại Xí nghiệp chế biến thực phẩm Fivifood tại Trại Gà, Cầu Diễn, Bắc Từ Liêm. Đây là nơi chuyên cung cấp rau, củ, quả, hàng hóa cho hệ thống các siêu thị Fivimart.

Đoàn kiểm tra đã phát hiện hàng chục chiếc tem nhận diện rau an toàn Hà Nội có mã số 0043 của Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội phát ra cùng hàng chục chiếc tem Rau quả VietGap do Trạm phân tích và chứng nhận chất lượng sản phẩm cây trồng Hà Nội cấp.

 


      Nhiều doanh nghiệp đã chú trọng xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc rau an toàn.
 

Đoàn kiểm tra kiểm chứng từ phía Chi cục Bảo vệ thực vật thì Xí nghiệp chế biến thực phẩm Fivifood không được cấp Giấy chứng nhận đủ điểu kiện sản xuất, sơ chế, bao gói RAT, và cũng không cấp tem nhận diện rau an toàn cho đơn vị này.

Chính những vụ việc trên như “con sâu làm rầu nồi canh”, làm cho người tiêu dùng mất niềm tin vào rau an toàn, bỏ ra số tiền đắt hơn so với mua rau bình thường mà không thể chắc chắn rau mình mua có phải là rau an toàn hay không.


Nỗ lực khẳng định chất lượng và nguồn gốc rau an toàn

Ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vât cho rằng, phần lớn sản phẩm tiêu thụ trên thị trường Hà Nội chưa có khả năng nhận diện và phân biệt giữa sản phẩm an toàn và không an toàn. Ngoài ra, một số cơ sở lợi dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh rau an toàn rồi làm ăn chộp giật, trà trộn. Trong khi đó, công tác giám sát, quản lý của Nhà nước chưa đủ thuyết phục với người tiêu dùng.

Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho hay, diện tích gieo trồng rau cả nước năm 2013 ước đạt khoảng 834,5 nghìn ha, sản lượng ước đạt 14,5 triệu tấn (tăng 7,2% so với năm 2012).

Hiện nay vùng có diện tích trồng rau lớn nhất trong cả nước là vùng Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm các tỉnh An Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Vĩnh Long. Vùng Đồng bằng sông Hồng bao gồm các tỉnhHà Nội, Hà Nam, Thái Bình, Hưng Yên…. Vùng Bắc Trung Bộ (Thanh Hoá, Nghệ An), Đông Nam Bộ (Bắc Giang, Phú Thọ). Ngoài miền Bắc, những tỉnh có năng suất đạt cao nhất là Hải Dương, Thái Bình, Hải Phòng.

Để khắc phục những khó khăn trong khâu sản xuất, khẳng định chất lượng rau an toàn, thời gian qua, các cơ quan chức năng liên tục có những đề án và các bộ tiêu chuẩn, hướng dẫn người nông dân, doanh nghiệp sản xuất.

Hiện Cục Trồng trọt vừa đề xuất áp dụng bộ tiêu chuẩn cơ bản trong sản xuất rau do tổ chức Jica Nhật Bản xây dựng nhằm từng bước nâng cao tỷ trọng sản phẩm rau an toàn cho chính người tiêu dùng Việt Nam và ở thị trường nội địa. Bộ tiêu chí này đơn giản hơn nhưng đặc biệt chú trọng hai đặc điểm với các sản phẩm rau sản xuất ra là phải đảm bảo an toàn thực phẩm và truy nguyên được nguồn gốc, lấy lại niềm tin của người tiêu dùng vào rau an toàn.

Về tiêu chí kỹ thuật thì khu vực sản xuất rau phải đảm bảo đủ an toàn về đất, nước và môi trường. Người sản xuất được đào tạo về GAP, sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu đúng cách. Giới hạn tối đa cho phép về kim loại nặng, vi sinh vật, dư lượng thuốc trừ sâu theo quy định hiện hành.

Cục Trồng trọt cũng đề nghị tăng cường tập huấn cho cả người sản xuất và người tiêu dùng về an toàn thực phẩm. Tuyên truyền mạnh mẽ trên các phương tiện thông tin đại chúng về sản xuất rau, quả an toàn.

Về phía doanh nghiệp, công ty Thực phẩm sạch Biggreen Việt Nam cho hay, trong những năm qua công ty này cũng đã rất nỗ lực trong việc lấy lại niềm tin của người tiêu dùng với rau an toàn tại Hà Nội.

Đại diện công ty Biggreen cho hay, tổng sản lượng rau quả tiêu thụ hàng tháng của công ty này vào khoảng 180 tấn, trong đó rau chiếm khoảng 75 tấn/tháng. Công ty này đã liên kết với các viện, trung tâm nghiên cứu nông nghiệp, các sở nông nghiệp, và các hợp tác xã nông nghiệp như hợp tác xã nông nghiệp Hòa Bình, Yên Nghĩa, Hà Đông, Hà Nội, Hợp tác xã Mường Sang – Mộc Châu, Sơn La… cũng như các nhóm hộ nông dân. Theo lãnh đạo công ty này, việc liên kết này nhằm tiếp nhận các kết quả nghiên cứu, các công nghệ mới và các vùng sản xuất mà các Viện và Trung tâm Nghiên cứu đã và đang thực hiện.

Thời gian qua, công ty này cũng đặc biệt chú trọng vào vấn đề thông tin sản phẩm rau khi cung cấp ra thị trường, tới tay người tiêu dùng. Cụ thể, người đại diện công ty này cho hay, tất cả thông tin về dự án liên kết sản xuất với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đều được công bố minh bạch, rõ ràng trên website, bằng tờ rơi, poster…

Tất cả các sản phẩm rau khi bán ra đều có tem ghi rõ nơi sản xuất, tiêu chuẩn sản phẩm, cơ quan, tổ liên kết sản xuất…Lãnh đạo công ty này cho hay, đây là một điểm rất quan trọng để chứng minh cho khách hàng, tạo niềm tin, xây dựng thương hiệu của các sản phẩm rau của mình trong tâm trí người tiêu dùng.

Ngoài ra, công ty này đề nghị Nhà nước tăng cường thanh kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh rau an toàn, tăng cường phân tích đánh giá mẫu sản phẩm ở vùng sản xuất và ở cơ sở kinh doanh, có chính sách hỗ trợ phân tích mẫu sản phẩm rau an toàn. Đồng thời, Nhà nước cũng tạo cơ chế khuyến khích doanh nghiệp sản xuất kinh doanh rau an toàn như cho xe ô tô chở rau an toàn được lưu thông trong thành phố, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian đầu, miễn thuế VAT cho người tiêu dùng với sản phẩm rau an toàn…

Theo Thu Hoài (Khám phá)

 Tags: an toàn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập273
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại805,319
  • Tổng lượt truy cập90,868,712
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây