Đáng chú ý, lượng rau quả Thái Lan nhập khẩu ngày càng tăng, loại bỏ dần thị trường rau quả từ Trung Quốc để trở thành nước có kim ngạch nhập khẩu rau quả lớn nhất vào Việt Nam, với kim ngạch tăng khoảng 135% so với cùng kỳ trước (gần 400 triệu USD). Tính trung bình, mỗi ngày người Việt bỏ ra hơn 57 tỷ đồng để nhập rau quả Thái Lan.
Về tổng kim ngạch mặt hàng trên, hết tháng 9, cả nước chi khoảng 1,15 tỷ USD nhập khẩu rau quả các loại từ các thị trường, kim ngạch tăng trưởng gần 80% so với cùng kỳ năm trước.
Riêng thị trường rau quả nhập từ Thái Lan đã chiếm hơn 60%, còn lại thuộc về các thị trường khác như rau quả Trung Quốc chiếm gần 17%; rau quả Mỹ, Úc và Hàn Quốc chiếm trên 12% kim ngạch nhập rau quả.
Theo thống kê của Hiệp hội bán lẻ Việt Nam, trong vòng 2 năm trở lại đây hoa quả Thái vào Việt Nam ngày càng nhiều, vận chuyển đường tiểu ngạch và cả đường chính ngạch qua các công ty xuất khẩu lớn từ Thái Lan và Việt Nam.
Lượng rau quả Thái được cung ứng nhiều nhất ở các chợ phía Nam (Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long). Đặc biệt hàng rau quả Thái hiện diện ở nhiều đại siêu thị lớn như: Mega Market, BigC hay Central mart ở các thành phố lớn và cả ở các địa phương, tỉnh lẻ.
Thực tế, trong 3 tháng đầu năm 2017, hàng rau quả Thái vào Việt Nam vẫn ít, kim ngạch chỉ hơn rau quả của Trung Quốc khoảng từ 3 - 5 triệu USD. Tuy nhiên, đến hết tháng 9, kim ngạch nhập khẩu của hàng rau quả Thái đã tăng vọt, vượt xa mặt hàng rau quả Trung Quốc được nhập vào Việt Nam và vượt xa so với kim ngạch nhập khẩu cùng kỳ năm 2016.
Cuộc đổ bộ ồ ạt, tất tay của rau quả Thái, DN bán lẻ Thái Lan khiến thị trường rau quả Việt đa dạng, người tiêu dùng có thêm sự lựa chọn thực phẩm. Tuy nhiên, hoạt động tăng cường nhập khẩu khi thuế nhập nhiều mặt mặt hàng rau quả đã về 0%, sang năm 2018 sẽ có nhiều loại rau củ quả được bỏ thuế nhập chắc chắn sẽ là áp lực cạnh tranh rất lớn ngay từ sân nhà đối với nông dân, các DN nuôi trồng rau quả Việt.
Đáng nói, nhiều mặt hàng rau quả Thái như: chôm chôm, sầu riêng, măng cụt, bưởi, xoài... xuất xứ từ Thái Lan có sự cạnh tranh trực tiếp với các hoa quả cùng loại tại Việt Nam. Do cách làm bao bì, nhãn mác, mẫu mã tốt hơn và người tiêu dùng tin vào chất lượng nên mặt hàng này được người tiêu dùng đón nhận rất tốt.
Theo ông Vũ Minh Phú, Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội: Nhiều loại hoa quả Thái có cùng chủng loại với Việt Nam nên tính cạnh tranh, loại trừ rất cao. Hai mặt hàng để bên cạnh nhau, người ta chỉ chọn một và thời gian qua hàng Thái vẫn được nhiều người tin dùng do mẫu mã, hình thức đồng đều và cả sự tin tưởng chất lượng.
Bên cạnh yếu tố tâm lý sính hàng ngoại vì chất lượng tốt hơn, năm 2018 khi thuế nhập khẩu nhiều mặt hàng thông thường, trong đó có hoa quả sẽ khiến giá trái cây, rau củ quả của Thái vào Việt Nam dễ hơn, rẻ hơn, đây là áp lực lớn đối với ngành nông nghiệp Việt Nam, cảnh báo cạnh tranh và thua ngay trên sân nhà nếu không có chiến lược làm ăn bài bản hơn.
Nguyễn Tuyền
Nguồn: dantri.com
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã