Giờ đây các cánh đồng mẫu lớn đã tạo ra hàng trăm tấn lúa/ha/vụ, cùng thu nhập hàng trăm triệu đồng/ha nuôi trồng thủy sản mỗi năm. Đây quả là một sự hồi sinh ngoạn mục của những đồng hoang.
Từ 32ha đất bị bỏ hoang
Là một xã thuần nông của huyện An Dương, xã Tân Tiến có 150ha đất nông nghiệp nhưng có đến 32ha bị bỏ hoang hóa. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng người dân bỏ ruộng là do thu nhập từ đồng ruộng bấp bênh, chi phí sản xuất quá cao, làm không đủ ăn. Vì vậy, một số hộ dân không thiết tha đến đồng ruộng, bỏ đi làm công nhân ở các khu công nghiệp An Dương, Nomura…
Cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa tại xã Tân Tiến.Ảnh: N.Đ |
Nhận thức rõ việc nông dân bỏ ruộng là do sản xuất manh mún, thiếu tư liệu sản xuất, năng suất thấp, UBND xã Tân Tiến đã xây dựng kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, khắc phục tình trạng sử dụng đất kém hiệu quả. Tại thôn Do Nha, thôn Tây… lãnh đạo xã Tân Tiến đã vận động nhân dân dồn điền đổi thửa chuyển sang làm cánh đồng mẫu lớn, làm trang trại, gia trại tổng hợp. Kế hoạch chỉ rõ: 32ha đất nông nghiệp bị bỏ hoang phải được hồi sinh hoàn toàn, thay vào đó là những cánh đồng mẫu lớn trù phú, và những gia trại, trang trại đem lại thu nhập cao cho người dân. Đây là bước ngoặt căn bản để đưa nông dân trở lại với đồng ruộng, xóa bỏ những cánh đồng hoang.
Kế hoạch đưa ra đã nhận được sự đồng thuận cao của người dân. Và thế là Tân Tiến đã bắt tay ngay vào thực hiện kế hoạch xây dựng cánh đồng mẫu lớn, làm trang trại, gia trại tổng hợp bằng việc áp dụng cơ giới hóa trong đồng ruộng với việc đưa máy móc vào sản xuất thay sức người. Xã đã đầu tư hơn 4 tỷ đồng mua 4 máy cày, 2 máy gặt, 3 máy làm đất, vận động nhân dân cùng làm đường giao thông nội đồng, kiên cố hóa mương dẫn nước đến từng thửa ruộng bị bỏ hoang. Bên cạnh đó, Tân Tiến còn tạo điều kiện cho người dân vay vốn làm trang trại, gia trại.
Hình thành những cánh đồng màu mỡ
Quan điểm Ông Phùng Văn Thanh- Chủ tịch UBND huyện An Dương Tân Tiến là một trong những xã điểm của huyện An Dương về xây dựng NTM, hiện đã đạt 17/19 tiêu chí. Mô hình cơ giới hóa để hồi sinh những cánh đồng hoang hóa được huyện An Dương đánh giá rất cao, trong thời gian tới sẽ nhân rộng mô hình của Tân Tiến cho các xã trong toàn huyện. |
Nhờ sự nỗ lực đó mà đến nay, hơn 32ha đất hoang hóa của Tân Tiến đã được hồi sinh. Về Tân Tiến hôm nay, những thửa ruộng bỏ hoang đã trở thành những cánh đồng lúa đang thì con gái xanh mơn mởn. Những trang trại, gia trại tổng hợp trù phú với các loại cây trồng, vật nuôi mang lại năng suất cao. Ông Nguyễn Hữu Huyền cho biết: Sau 2 vụ lúa đầu tiên của năm 2014, năng suất lúa vùng cải tạo đã đạt trung bình 72 tấn/ha/vụ, tương đương lúa của nhiều vùng đồng bằng trong thành phố. Vùng nuôi trồng thủy sản trên đất hoang hóa trước kia cũng cho thu nhập trung bình 150 triệu đồng/ha/năm…
Ông Nguyễn Văn Thuận- Chủ tịch UBND xã Tân Tiến cho biết: Ngay từ đầu chúng tôi đã xác định phải quyết liệt xóa toàn bộ diện tích đất hoang hóa. Hiện nay, sau 4 năm triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới, xã Tân Tiến đã đạt 17/19 tiêu chí theo bộ tiêu chí quốc gia, bộ mặt nông thôn đã có nhiều thay đổi, kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội từng bước hiện đại, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng cao, xã hội nông thôn ổn định. Trong thời gian tới chúng tôi sẽ tập trung cao điểm huy động sức mạnh toàn dân để hoàn thành nốt hai tiêu chí là xây dựng nhà văn hóa và giao thông.
Theo: nongthonviet.com.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã