Học tập đạo đức HCM

Sản phẩm VietGAP gặp khó khăn trong tiêu thụ

Thứ hai - 05/02/2018 05:35
Thời gian qua, trên địa bàn Đắk Lắk đã xây dựng được khá nhiều mô hình sản xuất đạt chứng nhận VietGAP. Theo Sở NN-PTNT Đắk Lắk, toàn tỉnh hiện có 7 mô hình sản xuất nông nghiệp đạt chứng nhận VietGAP, gồm 2 mô hình về nuôi heo, 3 mô hình về rau, 1 về bơ, 1 về cam quýt.

Tuy nhiên, việc kết nối thương mại để tiêu thụ sản phẩm VietGAP vẫn còn nhiều trắc trở. Sản phẩm chủ yếu vẫn phải bán qua thương lái, thậm chí phải bỏ mối cho các chợ truyền thống và giá ngang với sản phẩm thông thường, hoặc cao hơn không đáng kể.

Bà Trần Thị Hoài Nga, Giám đốc Doanh nghiệp tư nhân chăn nuôi Hoàng Minh Phát cho biết, hiện công suất của trang trại đạt 6.000 con/năm, bình quân mỗi tháng xuất chuồng khoảng 500 con, nhưng chỉ có 30-40% sản phẩm là bán theo giá VietGAP, còn lại xuất bán bằng giá heo bình thường (so với giá heo bình thường cao hơn khoảng 5-10 nghìn/kg).

Còn theo HTX Nông nghiệp Thương mại Dịch vụ Vận tải Thành Công: Sản lượng cam, quýt VietGAP của HTX khoảng 6.700 tấn/năm. Hiện mới chỉ có Khách sạn Mường Thanh (TP. Buôn Ma Thuột) và Siêu thị Co.opmart Buôn Ma Thuột đặt mua sản phẩm, với số lượng rất ít, bình quân 1 tháng lấy được 4-5 tạ, với giá 18.000 đồng/kg (quýt, cam), 40.000 đồng/kg (bưởi). Sản lượng còn lại đều phải bán cho thương lái bằng giá với cam, quýt thông thường.

Hiện tại HTX đang làm mã vạch cho sản phẩm rồi mới dán tem VietGAP để tránh sản phẩm bị trà trộn, giả danh. Trong năm 2018, HTX sẽ xây dựng thêm 1 nhà sơ chế để sản phẩm có bao bì, mã vạch, tem ngay từ nơi sản xuất trước khi xuất đi. HTX Thành Công rất mong muốn có 1 đơn vị, công ty kết nối tiêu thụ dòng sản phẩm này.

Theo Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm và thủy sản, nguyên nhân dẫn đến việc sản phẩm VietGAP gặp khó khăn trong tiêu thụ là do tâm lý của người tiêu dùng, một số đơn vị kinh doanh và các bếp ăn tập thể thích lựa chọn sản phẩm sản xuất theo cách thông thường vì giá thành rẻ hơn, tiêu thụ dễ hơn và có lãi nhiều hơn.

Bên cạnh đó, đa số người tiêu dùng hiện nay vẫn còn chưa tin tưởng vào sản phẩm được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP vì họ chưa được nghe và hiểu nhiều về quy trình sản xuất để tạo ra sản phẩm an toàn.

Trang trại nuôi heo đạt tiêu chuẩn VietGAP của DNTN Hoàng Minh Phát, huyện Buôn Đôn.
Trang trại nuôi heo đạt tiêu chuẩn VietGAP của DNTN Hoàng Minh Phát, huyện Buôn Đôn.

Mặt khác, đa số sản phẩm được sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP hiện nay đang tiêu thụ trên thị trường chỉ được chứng nhận chung chung chứ chưa thiết lập nhãn hiệu gắn liền với sản phẩm nên người tiêu dùng còn nghi ngại, chưa tin tưởng vào sản phẩm.

Trước thực tế trên, Chi cục cho rằng, các cơ sở có sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP cần đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường và thiết lập kênh tiêu thụ vững chắc cho sản phẩm.

Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, giới thiệu các mô hình sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP nhằm giúp cho người tiêu dùng hiểu biết, tin tưởng và yên tâm sử dụng sản phẩm. Đặc biệt là tăng cường liên kết giữa các cơ sở sản xuất sản phẩm an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP với hệ thống các Trung tâm Thương mại trên địa bàn tỉnh.

Thùy Dung/nongthonviet.com

 Tags: mô hình

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập510
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm504
  • Hôm nay71,220
  • Tháng hiện tại776,333
  • Tổng lượt truy cập90,839,726
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây