Học tập đạo đức HCM

“Soi” vào quá trình phấn đấu là biết cán bộ xứng đáng hay không?

Chủ nhật - 20/08/2017 08:31
Thông qua việc xem xét, đánh giá thực chất cả quá trình phấn đấu, thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, đảng viên có thể biết họ có tham quyền lực hay không

Bộ Chính trị mới đây ban hành quy định về tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý. Đây là lần đầu tiên BCT quy định về vấn đề này và được đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình ủng hộ.

Ông Nguyễn Xuân Trường, cán bộ về hưu ở Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân, Hà Nội cho rằng, Bộ Chính trị ra quy định về tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý là rất trúng và đúng thời điểm. Theo ông Trường, quy định về tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nếu làm tốt sẽ có kết quả tích cực, vững chắc trong công tác xây dựng Đảng. Việc tổ chức chỉ đạo xây dựng đội ngũ cán bộ có ý nghĩa quyết định đối với vận mệnh của đất nước, quyết định sự sống còn của chế độ và uy tín, hiệu lực của Đảng trong lãnh đạo nhân dân.

soi vao qua trinh phan dau la biet can bo xung dang hay khong hinh 1
Để biết được cán bộ đó không tham quyền lực chỉ có thể bằng việc "soi xét" cả quá trình phấn đấu và hiệu quả công việc của họ làm. (Ảnh minh họa)

“Người dân đều nhận thấy hiện nay một bộ phận cán bộ, đảng viên suy thoái phẩm chất đạo đức chính trị, dẫn đến mất lòng tin trong nhân dân. Quy định này được đưa ra rất kịp thời và được cán bộ đảng viên hết sức ủng hộ. Chúng tôi mong quy định này sớm được phổ biến đến tận các chi bộ cơ sở để toàn thể đảng viên thấy được nhiệm vụ của mình trong thời kỳ cách mạng mới, làm sao lấy được lòng tin của nhân dân”, ông Trường bày tỏ quan điểm.

Bộ Chính trị quy định cán bộ thuộc diện Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý phải là những cán bộ tuyệt đối không tham vọng quyền lực. Vì cán bộ mà tham vọng quyền lực sẽ không toàn tâm, toàn ý phục vụ nhân dân. Tuy nhiên, làm thế nào để biết được cán bộ đó không tham quyền lực chỉ có thể bằng việc "soi xét" cả quá trình phấn đấu và hiệu quả công việc của họ làm.

Ông Phạm Thế Duyệt, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho rằng: “Bây giờ nhìn thẳng vào xem ai có tham vọng quyền lực thì không dễ. Nhưng mà cả quá trình, ai cũng nhìn thấy, đã từng chạy chức chạy quyền, đã từng đút lót phong bì với cấp trên, đã từng đánh bóng mình… nhưng quá trình ấy còn rất đơn giản, chưa vững vàng và chưa thể hiện con người đạt được tiêu chí như trung ương đề ra. Theo tôi tiêu chí là rất đúng nhưng đánh giá phải nhìn vào cuộc sống, gia đình, bản thân quá trình công tác từ dưới lên trên, từ thấp lên cao, thì mới đánh giá hết được”.

Đông đảo cán bộ, đảng viên và người dân cũng đánh giá cao việc quy định cán bộ phải là trung tâm đoàn kết, gương mẫu về mọi mặt, không tham nhũng, kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; tuyệt đối không để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi. Đặc biệt, việc quy định các tiêu chuẩn cụ thể đối với từng chức danh Bộ trưởng và tương đương, trưởng các đoàn thể chính trị, xã hội Trung ương, Bí thư Tỉnh uỷ, thành uỷ trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân, Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố, có ý nghĩa rất quan trọng.

Ông Nguyễn Đăng Vang, Bí thư Chi bộ tổ 16 phường Việt Hưng, quận Long Biên, Hà Nội khẳng định, còn nhiều địa phương chưa chấp hành nghiêm chỉnh sự chỉ đạo của cấp trên. 

“Lãnh đạo của nhiều tỉnh hiện nay có hiện tượng “trống đánh xuôi kèn thổi ngược”. Nghĩa là chấp hành các Nghị quyết và chủ trương của trung ương - tôi thấy có một số tỉnh rất yếu kém. Do đó việc chấn chỉnh bằng tiêu chuẩn hóa, tiêu chí cán bộ như thế này là rất phù hợp để chúng ta chống tham nhũng và đồng thời kiện toàn lại tổ chức đảng mạnh về tổ chức, vững vàng về tinh thần”, ông Vang chia sẻ quan điểm.

Để biết được cán bộ, đảng viên đó không tham quyền lực chỉ có thể thông qua việc xem xét, đánh giá thực chất cả quá trình phấn đấu, thực hiện nhiệm vụ của người cán bộ, đảng viên, đặc biệt là các cán bộ lãnh đạo giữ các trọng trách trong Đảng và Chính quyền. Quá trình phấn đấu ấy là cả một chặng đường dài với nhiều khó khăn, phức tạp và cũng chính là cuộc đấu tranh với chính bản thân mỗi người nhằm khắc phục những hạn chế, yếu kém, khuyết điểm của bản thân./.

Theo Hoàng Thái - Lại Hoa/VOV

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập299
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm296
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại826,535
  • Tổng lượt truy cập90,889,928
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây