Học tập đạo đức HCM

Tái cơ cấu nông nghiệp hướng sản xuất hàng hóa cạnh tranh quốc tế

Thứ bảy - 11/07/2015 23:42
Ngày 11/7, tại thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức sơ kết 2 năm thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đến dự, chỉ đạo hội nghị.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam báo cáo, trong 2 năm có 12/13 tỉnh, thành xây dựng Đề án thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Trong quá trình thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp đã làm rõ mục tiêu, định hướng và các giải pháp chính thống nhất trong nhận thức và hành động; khẳng định quyết tâm tạo sự chuyển biến mạnh, đưa nền nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa cạnh tranh quốc tế.

 

Trên lĩnh vực trồng trọt sau khi tái cơ cấu nông nghiệp, vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã chuyển đổi hơn 78.000 ha từ lúa sang trồng ngô, đậu tương, vừng, lạc, dưa và rau các loại. Nhiều diện tích chuyển đổi đem đến hiệu quả kinh tế cao hơn so với trồng lúa (trung bình tăng 20 - 30%). Cá biệt có mô hình trồng ngô tại Đồng Tháp, An Giang lợi nhuận cao gấp 1,5 - 1,8 lần so với trồng lúa. Nhiều vùng nguyên liệu sản xuất lúa chất lượng cao, đặc sản được tổ chức sản xuất liên kết theo chuỗi giữa nông dân với hợp tác xã, doanh nghiệp gắn với gieo trồng đến chế biến, xuất khẩu. Sản xuất cánh đồng lớn tạo thuận lợi cho áp dụng quy trình canh tác tiên tiến.

Trong vụ lúa Đông Xuân 2014 - 2015, trong vùng xây dựng cánh đồng lớn quy mô được hơn 186.000 ha, diện tích ký kết hợp đồng thu mua hơn 61.000 ha. Việc đưa cơ giới hóa vào làm đất bằng máy đạt bình quân 96%. Các tỉnh Long An, An Giang, Vĩnh Long, Kiên Giang có cơ giới hoa trong khâu thu hoạch đạt cao từ 95 - 98%, giảm thất thoát trong khâu thu hoạch xuống còn 2%. Trên lĩnh vực chăn nuôi các tỉnh Bến Tre, Sóc Trăng, Trà Vinh, An Giang nhân giống bò lai cho hiệu qua kinh tế cao, tăng trưởng nhanh, đạt bình quân trên 500 kg 24 tháng tuổi. Lĩnh vực nuôi thủy sản, toàn vùng có hơn 1.200 trại giống tôm, chiếm 52% số trại giống tôm trong cả nước, sản xuất từ 45 - 50 tỷ con giống/năm và toàn vùng nuôi hơn 626.000 ha tôm, sản lượng hơn 475.000 tấn…

Trong tái cơ cấu nông nghiệp vùng ĐBSCL đã đổi mới hình thức tổ chức sản xuất như, xây dựng cánh đồng lớn; Tổ hợp tác “Sản xuất rau an toàn”, xây dựng được 1.200 hợp tác xã nông nghiệp, 1.367 tổ hợp tác. Đặc biệt xây dựng mô hình liên kết đang được chú trọng. Vụ hè thu 2014 có 104 doanh nghiệp ký hợp đồng sản xuất và bao tiêu lúa gạo cho nông dân với diện tích hơn 77.000 ha. Trong vùng có 4 tỉnh: Đồng Tháp, Kiên Giang, Long An và thành phố Cần Thơ xây dựng được mô hình thí điểm liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ lúa gạo, xây dựng cánh đồng lớn. Các mô hình liên kết sản xuất theo hợp đồng đã tác động tích cực đến từng xã viên hợp tác xã, tổ viên tổ hợp tác, doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ nông sản của vùng….

Tại hội nghị, các tỉnh đưa ra nhiều giải pháp cần phải liên kết vùng, hình thành các hợp tác xã kiểu mới, tránh sản xuất manh mún nhỏ, lẻ, xây dựng cánh đồng lớn, nâng cao chất lượng nông sản…, đồng thời kiến nghị Chính phủ thực hiện chính sách hỗ trợ chuyển đổi sản xuất; chính sách, cơ chế đặc thù cho địa phương trong vùng về đầu tư kết cấu hạ tầng; ưu tiên hỗ hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư phát triển công nghiệp chế biến nông sản; khuyến khích xây dựng cánh đồng lớn, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ; phát triển và đa dạng hóa sản phẩm, phát triển tín dụng phục vụ nông nghiệp; đơn giản hóa thủ tục hành chính cho vay linh hoạt

Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đánh giá cao những nỗ lực và kết quả của các tỉnh, thành ĐBSCL đạt được trong 2 năm thực hiện Tái cơ cấu ngành nông nghiệp trong vùng. Qua đây góp phần nâng cao nâng lực cạnh tranh, mục tiêu giúp nông dân làm giàu. Các địa phương đã thành lập ban chỉ đạo thực hiện từ tỉnh đến xã, người dân hiểu về mô hình liên kết, giá trị gia tăng thực hiện cánh đồng lớn, trong chăn nuôi, thủy sản, cây trồng trong việc chuyển đổi có hiệu quả.

Phó thủ tướng đánh giá cao kết quả của việc tái cơ cấu nông nghiệp giúp thu nhập tăng từ 1,5 - 1,8 lần đã khuyến khích người dân, đồng thời làm lợi cho doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các nhà khoa học, ngân hàng có điều kiện phát triển. Cơ giới hóa ở ĐBSCL trong tái cơ cấu nông nghiệp phát triển mạnh, nhất là người dân tự đầu tư cơ giới hóa trong sản xuất, nhiều mô hình liên kết phát huy hiệu quả, tạo niềm tin trong quá trình phát triển tiếp theo.

Phó thủ tướng đề nghị các tỉnh, thành phải có tất cả các mô hình, đa dạng các loại hàng hóa nông sản, làm sao tạo lòng tin cho người dân tự giác cùng nhau thực hiện tốt tái cơ cấu ngành nông nghiệp, các địa phương phải tập trung chỉ đạo quyết liệt hơn, đưa hệ thống chính trị tham gia, thực hiện đề án kế hoạch hành động từ tỉnh đến tận xã. Tỉnh nào chưa thực hiện đề án cần làm ngay, không cầu toàn, tiếp tục rà soát quy hoạch các vùng chuyên canh, tiếp tục thực hiện công tác tuyên truyền, đào tạo nhân lực, tiếp tục thực hiện các mô hình liên kết. ứng dụng khoa học công nghệ, tập trung phát triển giống: lúa, cây ăn quả, thủy sản, chăn nuôi của địa phương, phát triển các trung tâm giống, kiểm soát thuốc bảo vệ thực vật…, đồng thời Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải ghi nhận những kiến nghị và có hướng giải quyết để góp phần nâng cao chất lượng tăng trưởng của ngành nông nghiệp, tăng thu nhập cho người dân, thực hiện thành công tái cơ cấu ngành nông nghiệp vùng ĐBSCL./.

Các từ khóa theo tin:

Nguyễn Văn Trí/TTXVN

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập208
  • Hôm nay20,307
  • Tháng hiện tại251,011
  • Tổng lượt truy cập92,628,675
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây