Học tập đạo đức HCM

Tân Lạc, Hòa Bình: Đồng thuận trong giám sát quản lý đất đai và xây dựng nông thôn mới

Chủ nhật - 14/12/2014 05:19
(ĐCSVN) – Mặc dù mới đưa vào thí điểm triển khai ở 2 xã của huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, nhưng với vai trò là đơn vị chủ quản triển khai dự án, Hội Nông dân tỉnh Hòa Bình đã xây dựng nên những điểm sáng về mô hình đồng thuận giữa người dân và chính quyền trong quản lý và sử dụng đất. Cũng từ mô hình này, chính quyền cơ sở đã áp dụng trong xây dựng nông thôn mới (NTM) hiệu quả.

Việc xây dựng mô hình đồng thuận được tiến hành dưới sự hỗ trợ của Liên minh đất đai (LANDA), từng bước được cấp ủy, chính quyền địa phương ghi nhận, đánh giá cao về tính hiệu quả. Cụ thể, tại địa bàn Quy Hậu, Hội Nông dân cùng chính quyền và người dân trong xã triển khai mô hình đồng thuận trong quản lý và sử dụng đất 5%; còn tại địa bàn Thanh Hối, mô hình đồng thuận được triển khai ở lĩnh vực xây dựng đường giao thông nội đồng.

Có sự đồng thuận giữa chính quyền và người dân, việc gì cũng xong

 

 

 Hồ Kim Hằng, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Hòa Bình  (Ảnh: HNV)


Bà Hồ Kim Hằng, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Hòa Bình cho hay, hướng tới mục tiêu tăng cường sự tham gia và giám sát của cộng đồng thông qua sự đồng thuận trong quá trình thực hiện quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất tại địa phương, Hội Nông dân tỉnh đã đứng ra làm đầu mối và bước đầu chọn địa phương có những đặc điểm nổi trội, cần thiết phải thí điểm mô hình đồng thuận liên quan tới nội dung này. Kết quả, Hội đã lựa chọn xã Thanh Hối và xã Quy Hậu của huyện Tân Lạc để triển khai xây dựng mô hình. Thông qua việc thực hiện, bước đầu, người dân và cư quan chính quyền đã có những kiến thức, cách hiểu chung nhất về đồng thuận trong quản lý và sử dụng đất. Các bên đã xác định rõ lợi ích khi thực hiện cam kết đồng thuận và thiết lập mối quan hệ hiểu biết, chia sẻ giữa cơ quan, người dân cùng các bên liên quan. Đặc biệt, qua triển khai, người dân đã hài lòng về quyền tham gia của mình và đồng thuận với sự công khai, minh bạch trong các quyết định của chính quyền địa phương. Hơn nữa, cơ quan địa phương từ thành công bước đầu của việc thực hiện mô hình đồng thuận trong giám sát và quản lý đất đai cũng mong muốn được áp dụng quy trình đồng thuận này sang các lĩnh vực khác: ngân sách, xây dựng NTM.

 

Cũng theo Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Hòa Bình, việc thực thi mô hình đồng thuận trên còn được gắn với việc giám sát quy hoạch đất xây dựng NTM cũng như thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở (nay là Pháp lệnh về dân chủ cơ sở).

Chia sẻ về mô hình đồng thuận và hoạt động của Ban giám sát địa phương, bà Bùi Thị Bích, Phó Chủ tịch UBND xã Thanh Hối cho biết, nhân tố tạo nên thành công là sự giúp sức và tham gia của chính quyền, cùng nhau hỗ trợ tìm được tiếng nói chung. Theo bà Bích, trên địa bàn xã, quản lý đất đai nhiều năm qua còn nhiều bất cập, một số chưa thực hiện theo đúng chủ trương. Thực tiễn đó đã khiến cho việc triển khai mô hình là rất cần thiết. Được sự trợ giúp của LANDA và Hội Nông dân tỉnh, chúng tôi đã xây dựng kế hoạch thực hiện mô hình này. Qua thực hiện, bà con nông dân đã tham gia nhiệt tình các cuộc họp xóm (thống kê có tới 90% số hộ). Đa phần phấn khởi, tin tưởng và ủng hộ các nội dung Ban giám sát đề xuất. Tại các cuộc họp, trước hết, chúng tôi báo cáo lại tình hình sử dụng đất 5% trong thời gian trước và định hướng thời gian tiếp theo, sau đó lấy ý kiến của người dân để có phương hướng triển khai khoa học, hợp lý.
 

 

 Ông Bùi Văn Hiệu, Trưởng xóm Bào 3, 
Thanh Hối bên vườn bưởi đỏ của gia đình (Ảnh: HNV)

Nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của việc đồng thuận giữa nhân dân và chính quyền đã được nâng cao và ngày càng củng cố. Bà con nhân dân phấn khởi trước sự công khai, minh bạch và thực sự được biết, được làm, được tham gia trao đổi ý kiến đúng với tinh thần “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”... Đối thoại giữa chính quyền và nhân dân đã thực sự mang tinh thần cầu thị... Việc triển khai đã thực hiện theo các bước quy trình đồng thuận. Qua đó, chính quyền địa phương nhận thấy việc thực hiện mô hình góp phần triển khai hiệu quả nội dung quản lý sử dụng đất, đặc biệt là đất 5%.

 

Cũng với việc triển khai mô hình này, quy chế dân chủ cơ sở được tiến hành thuận lợi hơn, trao đổi giữa hai phía (chính quyền và nhân dân) hài hòa hơn, tạo sự thống nhất cao hơn. Từ thành công này, xã Thanh Hối đang nghiên cứu để tiếp tục mở rộng trong quy hoạch kế hoạch sử dụng đất, xây dựng NTM. Đơn cử mới đây nhất, với việc xã được hỗ trợ 200 triệu đồng xây dựng đường giao thông tại xóm 3, Thanh Hối, Đảng ủy và UBND xã đã thực hiện công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) theo các bước của quy trình đồng thuận trong mô hình đã đề cập ở trên. Điều này đã tạo ra thói quen sinh hoạt dân chủ tại địa bàn xã. Hay như với vấn đề công khai, minh bạch ngân sách theo quy định mới của Luật Ngân sách sửa đổi mới đây, xã cũng đang xem xét áp dụng mô hình đồng thuận này.

Ông Bùi Văn Châu, Trưởng Xóm Tam 1, Thanh Hối chia sẻ thêm: mô hình đồng thuận được triển khai khá hiệu quả. Qua mô hình này, cán bộ cơ sở được tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng họp dân. Với việc áp dụng mô hình ở quản lý và sử dụng đất 5%, đa số người dân ủng hộ. Chỉ với việc bốc thăm đấu thầu đất 5%, chúng tôi đã có các bước triển khai: thông báo, họp, trao đổi ý kiến giữa các bên, người dân bày tỏ mong muốn, đề xuất, kiến nghị để chính quyền nắm bắt kịp thời, điều chỉnh các chính sách theo hướng tạo điều kiện cho người dân một cách tối đa.

Đến với gia đình ông Bùi Văn Hiệu, xóm Bào 3, Thanh Hối – một trong nhiều gia đình trồng bưởi đỏ có năng suất và hiệu quả cao trên địa bàn xã. Ông Hiệu cho biết, nhờ sự đồng thuận này, bà con nông dân yên tâm, phấn khởi sản xuất, làm giàu trên chính quê hương mình. 

Giữa vườn bưởi gần 100 cây của gia đình ông Hiệu, chúng tôi cùng nhau trò chuyện về mối quan hệ đồng thuận giữa chính quyền và người dân trong bối cảnh hiện nay. Ông Hiệu tâm sự: Việc thực hiện mô hình là việc làm tạo ra sự cởi mở cho người dân bởi nó đi tới từng người dân, tạo cho họ sự tin tưởng, phấn khởi. Mô hình này rất thuận lợi cho cán bộ, tạo điều kiện cho họ trực tiếp gần gũi với dân, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của dân, kịp thời có hướng nắm bắt, giải quyết, thông tin lên cấp cao hơn để giải quyết triệt để.

Đồng lòng của cấp ủy, chính quyền và nhân dân trong “hiến đất làm đường”

Xã Quy Hậu, Tân Lạc được biết đến như một minh chứng thành công của mô hình đồng thuận trong xây dựng đường giao thông nội đồng, liên thôn – một trong những nội dung của quá trình xây dựng NTM. Trao đổi về việc triển khai mô hình đồng thuận này, Phó Chủ tịch UBND xã Bùi Văn Hiển cho hay: nhờ thực hiện các bước của quy trình đồng thuận này, đã có sự thông suốt và thấu hiểu nhau hơn giữa chính quyền và nhân dân. Đồng thời, nó cũng bổ sung cho việc triển khai hiệu quả Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở. 
 

Đường giao thông cấp phối xóm Chớ, Quy Hậu
(nhờ người dân hiến đất để mở rộng con đường) - Ảnh: HNV
.


Ông Hiển cũng giải thích thêm: qua quá trình triển khai sâu hơn, mô hình đồng thuận đã mở rộng trong việc xây dựng NTM với những hỗ trợ tích cực, thiết thực góp phần thực hiện tốt công tác GPMB làm nhà văn hóa (nhà văn hóa xóm Khang 2), đường giao thông (xóm Chớ, xóm Cộng 1, Cộng 2). Cấp ủy, chính quyền địa phương chúng tôi đánh giá cao việc thực hiện quy trình các bước đồng thuận. Đơn cử như với việc vận động “hiến đất” ở xóm Cộng 1, Cộng 2, chúng tôi khá lo lắng khi có một số hộ dân sẽ bị lấn khá nhiều vào phần ruộng mía của bờ rào, chỉ cần 1 người không đồng ý thì toàn bộ việc vận động hiến đất sẽ thất bại luôn. Nhưng nhờ áp dụng mô hình đồng thuận, chúng tôi đã thông tin công khai, để người dân hiểu con đường này xây dựng cho ai, mục đích cụ thể thế nào, việc đóng góp công bằng giữa các hộ vào việc hoàn thiện con đường như thế nào (có hộ hiến đất, có hộ tham gia thêm ngày công, có hộ đóng góp thêm tiền…). Đáng chú ý là bà con xóm Chớ trên địa bàn xã rất chủ động và tự nguyện hiến đất làm đường, thậm chí họ còn chủ động đập phần bờ rào để dành đất cho con đường mới sẵn sàng thi công. Có thể kể đến gia đình ông Bùi Thái Trương, ông Bùi Văn Vực…

Việc thực hiện mô hình đồng thuận đã góp phần giải tỏa vướng mắc, tạo sự hòa hợp hơn giữa các bên. Theo bà Bùi Thị Thướt, xóm Cộng 1, trong quá trình vận động bà con, lồng ghép tuyên truyền chủ trương xây dựng NTM, phân tích rõ thiệt - hơn để người dân hiểu, chia sẻ, thực hiện theo vận động và quan trọng là “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”./.

Theo: cpv.org.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập406
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm398
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại833,203
  • Tổng lượt truy cập90,896,596
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây