Ông Khiết cho biết, Hà Nội hiện có 24/29 quận, huyện, thị xã (tăng 15 quận, huyện trước khi sáp nhập) có tổ chức hội; cấp hội cơ sở có 473/577 xã, phường, thị trấn (tăng 341 xã, phường, thị trấn); 3.565 chi hội; 6.359 tổ hội...
Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị (giữa) cùng lãnh đạo UBND, Hội ND thành phố tìm hiểu các mô hình phát triển kinh tế trang trại ở xã Vạn Thái (Ứng Hòa). |
Hà Nội mở rộng là điều kiện thuận lợi cho việc khai thác tốt hơn tiềm năng, thế mạnh về kinh tế, thương mại, chính trị. Tuy nhiên, khu vực nông thôn, nông nghiệp vẫn chiếm tới 88,3% về diện tích, 63,5% về dân số cũng là một thách thức trong phát triển. Trong bối cảnh đó, công tác hội và phong trào ND cũng phải đổi mới để bắt kịp với yêu cầu. Ở khu vực đô thị chịu sức ép về đô thị hóa, diện tích đất nông nghiệp có xu hướng bị thu hẹp, Hội đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, vận động, hỗ trợ hội viên, ND học nghề, chuyển nghề, tập huấn kiến thức, kỹ năng kinh doanh dịch vụ; xây dựng các mô hình nông nghiệp giá trị cao. Đối với các huyện ngoại thành - nơi diện tích đất sản xuất nông nghiệp còn lớn, Hội tập trung tuyên truyền, vận động, cùng các sở, ngành, địa phương hỗ trợ hội viên, ND dồn điền đổi thửa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng các tiến bộ KHKT tiên tiến vào sản xuất để nâng cao sản lượng, chất lượng và giá trị nông sản...
Xin ông cho biết cụ thể hơn giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của cơ sở hội?
- Hội ND thành phố đã xây dựng Chương trình 05 về "Xây dựng cơ sở hội vững mạnh điển hình", theo đó, yêu cầu chủ tịch hội cơ sở có trình độ chuyên môn cao đẳng, đại học; trình độ lý luận chính trị trung cấp trở lên. Các cấp hội tích cực tham mưu với cấp uỷ trong việc quy hoạch, bố trí cán bộ hội có trình độ, năng lực, tâm huyết, nhiệt tình với phong trào. Hiện 48% số chủ tịch hội cơ sở có trình độ cao đẳng, đại học; 100% chủ tịch, phó chủ tịch Hội ND cấp huyện có trình độ đại học, cao cấp lý luận chính trị. 92 cơ sở hội được công nhận vững mạnh điển hình. Thành hội còn xây dựng mô hình điểm chi hội nghề nghiệp kiểu mẫu tại xã Cổ Nhuế (Từ Liêm) để tìm ra mô hình phù hợp cho những nơi có tốc độ đô thị hoá cao, đất nông nghiệp thu hẹp và có nhiều ngành nghề…
Để Hội hoàn thành nhiệm vụ, không thể thiếu sự quan tâm chỉ đạo của Thành ủy, UBND thành phố?
- Thành uỷ có Chương trình 05 về phát triển kinh tế ngoại thành và từng bước hiện đại hóa nông thôn; Chương trình 02 về phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM, từng bước nâng cao đời sống ND giai đoạn 2011-2015. Cụ thể hóa chương trình này, UBND thành phố đã ban hành cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn, hỗ trợ ND. Theo đó, Quỹ HTND tăng nhanh, với tổng số vốn hiện có hơn 360 tỷ đồng - là địa phương có vốn quỹ cao nhất cả nước. Thành hội cũng đang xúc tiến thủ tục để xây dựng trung tâm dạy nghề và hỗ trợ ND…
Hội đã chủ động cụ thể hóa chủ trương, chính sách của thành phố như thế nào, thưa ông?
- Cùng với tạo vốn cho ND phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, công tác dạy nghề, truyền nghề, nuôi cấy nghề, chuyển nghề; chuyển giao tiến bộ KHKT; cung ứng vật tư, phân bón cho ND được Hội đẩy mạnh thông qua hoạt động phối hợp, liên kết với sở, ngành, doanh nghiệp. Đồng thời Hội xây dựng nhiều mô hình mới, như trồng phật thủ ở Hoài Đức; nấm ở Sóc Sơn, Hà Đông; đậu tương giống mới ở Ba Vì; nuôi lợn thịt an toàn sinh học ở Thanh Oai, Ba Vì, Sơn Tây; trồng rau an toàn ở Đông Anh, Sóc Sơn, Gia Lâm, Thanh Trì… Hiện toàn thành phố có 1.757 mô hình sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao với thu nhập trên 200 triệu đồng/năm do Hội hỗ trợ xây dựng. Thành hội còn tham gia các hội chợ, triển lãm xúc tiến thương mại ở trong và ngoài nước để giới thiệu, quảng bá sản phẩm; liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ nông sản cho ND, giúp các sản phẩm nông nghiệp từng bước hình thành thương hiệu, nâng cao giá trị, có mặt tại các siêu thị…
Xin cảm ơn ông!
Ấn tượng nhiệm kỳ 2008 - 2013:
122.635 là số hội viên mới được kết nạp, đưa tổng số hội viên lên hơn 553.500 người.
41.400.000.000 đồng là tổng quỹ hội, bình quân 75.000 đồng/hội viên.
1.500.000 là số lượt hội viên đăng ký ND SXKD giỏi, trong đó có gần 930.000 lượt hộ đạt danh hiệu này.
23.200 là số lớp tập huấn, chuyển giao kiến thức KHKT cho hơn 2,1 triệu lượt hội viên, ND; giúp ND mua hơn 36.800 tấn phân bón chậm trả.
360.000.000.000 đồng là số quỹ HTND, giúp gần 70.000 lượt hội viên, ND vay ưu đãi phát triển sản xuất.
Nguyễn Công (thực hiện)
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã