Một trong những thành công trong xây dựng nông thôn mới những năm vừa qua tại tỉnh ta là việc đẩy mạnh sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân. Qua thống kê, toàn tỉnh đã triển khai thực hiện các đề án, chính sách, quy hoạch đã được phê duyệt, lồng ghép các chương trình, dự án để định hướng, hướng dẫn nhân dân và tập trung nguồn lực cho phát triển các sản phẩm nông nghiệp có lợi thế gắn với xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm từ đó nâng cao giá trị, tăng thu nhập cho nhân dân. Điển hình như thương hiệu mật ong Phong Thổ, bưởi Xuân Vân, chè Bát Tiên Mỹ Bằng, chè Vĩnh Tân, gạo chất lượng cao Kim Phú... Các địa phương chú trọng phát triển sản phẩm nông nghiệp theo hướng xây dựng chuỗi giá trị, bước đầu đã hình thành chuỗi giá trị cam sành Hàm Yên và đang tập trung phát triển chuỗi giá trị lạc, keo, lợn, trâu.
Ông Đỗ Trung Kiên, Giám đốc Trung tâm dạy nghề (Hội Nông dân tỉnh) cho biết: Trung tâm đã phối hợp với các đơn vị liên quan mở 598 lớp đào tạo nghề cho trên 19.000 học viên là lao động nông thôn, với gần 30 ngành nghề được đào tạo, trong đó chú trọng đến các nghề gắn bó thiết thực với đời sống lao động của người nông dân.
Cán bộ xã Hùng Đức (Hàm Yên) kiểm tra việc thi công đường bê tông nông thôn tại thôn Xuân Mai. |
Cùng với đó, nhiều đề tài, dự án, mô hình chuyển giao khoa học kỹ thuật cũng được đẩy mạnh thực hiện như mô hình trồng ngô dầy, mô hình canh tác lúa cải tiến SRI, gieo sạ lúa bằng giàn kéo tay, cơ giới hóa trong khâu làm đất, sử dụng phân viên nén dúi sâu, sản xuất cam, chè VietGAP, chăn nuôi an toàn theo quy trình VietGAP, nuôi giữ nguồn gen các giống cá bản địa quý hiếm... đã góp phần nâng số xã đạt chuẩn nhóm tiêu chí kinh tế và tổ chức sản xuất. Hiện toàn tỉnh đã có 10/129 xã đạt tiêu chí thu nhập, 36 xã đạt tiêu chí tỷ lệ hộ nghèo, tăng 32 xã so với năm 2011; 26 xã đạt tiêu chí tỷ lệ lao động, tăng 22 xã so với năm 2011; 62 xã đạt tiêu chí hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả, tăng 27 xã so với năm 2011...
Giai đoạn 2011- 2014, tổng nguồn lực huy động lồng ghép thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên 7.089 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách trực tiếp từ Trung ương là 148 tỷ đồng; vốn ngân sách địa phương là trên 202,6 tỷ đồng; vốn tín dụng là 3.818,9 tỷ đồng; vốn lồng ghép là 1.792 tỷ đồng; vốn doanh nghiệp hỗ trợ là 353 tỷ đồng; nhân dân đóng góp trên 774 tỷ đồng.
Giai đoạn 2015 - 2020, toàn tỉnh duy trì các tiêu chí đã đạt chuẩn và thực hiện hoàn thành các tiêu chí về thủy lợi, bưu điện, nhà ở dân cư. Phấn đấu toàn tỉnh có 40/129 xã đạt chuẩn nông thôn mới; thành phố Tuyên Quang đạt chuẩn nông thôn mới cấp huyện. Nhu cầu vốn cho giai đoạn này là khoảng 9.750 tỷ đồng, trong đó riêng trong năm 2015, nhu cầu vốn là khoảng 1.854,5 tỷ đồng. Ban chỉ đạo chương trình tiếp tục tập trung triển khai đầy đủ các chính sách đã ban hành để hỗ trợ thực hiện chương trình, rà soát, điều chỉnh, bổ sung kịp thời các chính sách khuyến khích việc ứng dụng khoa học công nghệ, huy động nguồn lực, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất chế biến, dịch vụ nông nghiệp, nông thôn.
Bài, ảnh: Nguyễn Đạt
Theo: baotuyenquang.com
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã