Học tập đạo đức HCM

Tết no ấm ở Phja Đeng

Thứ sáu - 31/01/2014 20:30
Ẩn dưới tán rừng già trùng điệp đỉnh núi trên dãy Phja Bjooc là những bản làng người Mông, người Dao quanh năm sống với nghèo nàn, thiếu đói...
“Hây dà, cái tết con ngựa này cả xã, cả bản không còn lo đói nữa rồi. Nhà nào cũng sẽ có thịt để ăn, có rượu để uống, năm nay được mùa mà!”- già Lã Văn Pường ở bản Phja Đeng, xã Nghiên Loan (Pác Nặm, Bắc Kạn), đưa mắt nhìn những đỉnh núi trên dãy Phja Bjooc mờ sương và chia sẻ với chúng tôi bằng giọng tự hào. 

Cuộc sống no ấm đã về với người dân Phja Đeng.
Cuộc sống no ấm đã về với người dân Phja Đeng.

Trước đây, ai chẳng biết nơi đây ngày trước, ẩn dưới tán rừng già trùng điệp là những bản làng người Mông, người Dao quanh năm sống với nghèo nàn, thiếu đói...

Tết Giáp Ngọ này sẽ vui!

Trận mưa cuối đông khiến núi rừng Pác Nặm trở nên âm u, nằng nặng. Bữa cơm đạm bạc tại nhà trưởng bản Phja Đeng bày ra với thịt rừng, rau núi, rượu ngô lại có cả Sằm A Đới- cán bộ khuyến nông xã ngồi trò chuyện, khiến cho cái lạnh rừng rú tan dần. 

Anh Đới kể rằng, trước đây chẳng riêng gì Phja Đeng mà cả xã Nghiên Loan đều đói, cuộc sống chỉ biết trông chờ vào những nương ruộng bạc màu chen lẫn với đá. Ruộng nương ở đây cũng chỉ làm được một vụ thôi. Mùa đông buốt giá, sương muối trắng xoá khắp ngả, cỏ cây úa tàn co mình trong hốc đá, không vươn lên nổi. 

Vài năm trở lại đây, được Nhà nước đưa giống lúa mới, giống ngô lai năng suất cao vào đất Nghiên Loan, lại đưa cả cán bộ khuyến nông đến tận thôn bản dạy đồng bào biết cách trồng lúa, trồng ngô, nuôi bò, chăn dê... Vì thế, cuộc sống đồng bào mỗi năm thêm đổi mới, nhà nào cũng rủng rỉnh thóc. 

Cũng nhờ sự ổn định về cơ cấu mùa vụ mà ngay sau đợt rét đậm, rét hại ảnh hưởng đến hoa màu, vật nuôi vừa rồi, kinh tế của nhiều hộ đồng bào hồi phục khá nhanh, tình trạng đói ăn, đứt bữa không kéo dài lâu. Những hộ như Thào A Siểng, Sằm Khương... mặc dù bị gần như mất trắng hoa màu, trâu bò chết rét, nhưng đến thời điểm hiện tại, nhờ sự giúp đỡ của địa phương, đều đã dần ổn định, chuẩn bị đủ lương thực, đủ tiền để có thể “lo cho các con được một cái tết tươm tươm”. “Tết con ngựa này sẽ vui mà! Ở lại đây ăn cỗ cùng bà con đi!” - bước chân vào mái nhà sàn nào chúng tôi cũng nhận được những lời mời chào như vậy... 

Ổn định cuộc sống nhờ sự trợ lực của Nhà nước

Đồng bào Mông có nhiều cái tết trong năm ngoài Tết Nguyên đán. “Xưa kia đói kém, bà con chỉ đón tết lấy lệ. Nay thì khác rồi. Nhà nào khá giả thì mổ vài con lợn, nhà nào khó hơn thì cũng phải có mấy đôi gà để cúng tổ tiên...” - già Thào A Pường cười móm mém. 

“Để có được cuộc sống như hôm nay, bà con các dân tộc ở vùng này không thể quên được sự giúp đỡ của Nhà nước bằng nguồn vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội...” - chị Lộc Thị Yến- Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Nghiên Loan tâm sự. Theo chân chị Yến, chúng tôi đã đến thăm mô hình phát triển kinh tế chăn nuôi lợn nái và lợn thịt của gia đình hội viên Lã Thị Ngoảng ở Bản Nà. Từ 15 triệu đồng vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Pác Nặm thông qua tổ chức Hội Phụ nữ, chị Ngoảng đã tập trung vào mô hình chăn nuôi lợn thị và lợn nái, mỗi năm cho thu nhập khoảng trên dưới 30 triệu đồng, sau khi đã trừ mọi chi phí. “Trước đây, vợ chồng tôi nghèo lắm. Sau đó chúng tôi bàn nhau vay tiền nuôi lợn. Ngay từ những lứa lợn đầu tiên đã có lãi, chúng tôi lại tiếp tục mở rộng về quy mô chuồng trại, đầu tư thêm con giống. Đến nay, kinh tế của tôi đã ổn định, trả được cả gốc lẫn lãi cho ngân hàng và còn mua sắm được xe máy, ti vi, tủ lạnh… Tết năm nay chắc hẳn cũng sẽ rất vui vì gia đình đã có của ăn, của để...” - chị Ngoảng khoe. 

Cũng giống như gia đình chị Ngoảng, nhờ nguồn vốn vay mà nhiều hộ nghèo ở xã đã có điều kiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa giống mới và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi, tạo thêm nhiều sản phẩm cung ứng cho thị trường, từng bước tiếp cận phương thức sản xuất hàng hoá, thay đổi tập quán canh tác cũ để nhanh chóng thoát nghèo và vươn lên làm giàu. 

Chúng tôi rời mảnh đất Nghiên Loan khi không khí của mùa xuân Giáp Ngọ đang len khắp sườn non. Đây đó vang lên tiếng lợn kêu, tiếng chày giã bánh… Tết no ấm đang về bên dãy Phja Bjooc. 
Nguồn: danviet.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập386
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm383
  • Hôm nay47,044
  • Tháng hiện tại736,244
  • Tổng lượt truy cập90,799,637
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây