Học tập đạo đức HCM

Thanh Hóa: Doanh nghiệp đồng loạt chung tay giải cứu lợn

Thứ hai - 15/05/2017 00:14
Theo báo cáo của Phòng Chăn nuôi (Sở NN-PTNT), lúc này tổng đàn lợn đến tuổi xuất chuồng của tỉnh Thanh Hóa là 345.933 con (lợn nái 79.547 con, lợn thịt 266.386 con).

 

Qua khảo sát, lợn đạt tiêu chuẩn từ 70 - 110kg chỉ có giá 25.000 đ/kg, với lợn thịt quá lứa (trên 120kg) và lợn nái thải loại lần lượt là 23.000 và 20.000 đ/kg.

14-56-43_nh-2
Ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi đánh giá cao cách làm của Cty TNHH Hoa Mai

Lâu nay, sản phẩm tiêu thụ thông qua 1.800 hộ kinh doanh giết mổ, chế biến trên địa bàn. Tuy nhiên, do thị trường đang tuột giá không phanh nên tình hình diễn ra ì ạch, nhìn chung rất khó để tiêu thụ hết nguồn hàng đang tồn dư.

Trước tình hình trên, Sở NN-PTNT đã triển khai, thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ thiết thực: Yêu cầu các nhà máy chế biến, giết mổ, cấp đông tăng cường thu mua lợn sữa, lợn thịt; đẩy mạnh tiêu thụ thịt lợn thông qua các doanh nghiệp, nhà máy có bếp ăn tập thể; giãn nợ, khoanh nợ, giảm lãi suất vay cho người chăn nuôi qua các hệ thống ngân hàng; giảm chi phí sản xuất, kinh doanh thức ăn.

Đồng thời, khuyến khích các địa phương, doanh nghiệp và người chăn nuôi sản xuất theo hướng bán công nghiệp gắn với chăn nuôi truyền thống, chăn nuôi hữu cơ, hướng đến đảm bảo an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường. Cùng với đó, chuyển hướng nhanh sang thay đổi cơ cấu giống, tập trung phát triển các giống cao sản, đặc sản phục vụ theo nhu cầu thị trường.

Hưởng ứng lời vận động, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn đã chung tay vào cuộc, quyết tâm vực dậy ngành chăn nuôi.

14-56-43_nh-7
Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi Nguyễn Xuân Dương kiểm tra tình hình, động viên hộ nuôi tại xã Quảng Phong, huyện Quảng Xương vượt qua giai đoạn khó khăn

Đi đầu phải kể đến Cty TNHH Hoa Mai (địa chỉ tại xã Hoằng Quỳ, huyện Hoằng Hóa) với việc thu mua đều đều 3.300 đầu lợn mỗi ngày. Đặc biệt, dù giá cả thị trường đang chạm đáy nhưng công ty vẫn cố gắng tạo mọi điều kiện giúp đỡ nông dân vượt qua giai đoạn bĩ cực, lúc này đơn vị đang áp giá 30.000 đ/kg lợn choai và 400.000 đ/con lợn sữa. Hiện tại, toàn bộ 6 kho cấp đông với tổng quy mô 2.000 tấn đã không còn chỗ chứa.

Tương tự, Cty Súc sản Hàm Rồng cũng tích cực tiến hành thu mua, trữ thịt lợn cấp đông với số lượng trên 270 tấn.

Trao đổi với NNVN, ông Lê Sỹ Tăng, Giám đốc Cty TNHH Hoa Mai cho biết: “Tới đây, chúng tôi sẽ thuê cơ sở, mở rộng thêm kho chứa để tiếp tục thu mua cho bà con, chỉ khi lợi ích của người nông dân đảm bảo thì mới tránh được nguy cơ phá đàn”.

Theo ông Nguyễn Viết Thái, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT, chiến dịch “giải cứu lợn” đang được thực hiện hết sức khẩn trương: “Không riêng gì Hoa Mai và Hàm Rồng, 7 nhà máy sản xuất thức ăn đã tiến hành giảm giá thức ăn chăn nuôi lợn giai đoạn cuối từ 5 - 10%”.

Nổi bật nhất phải kể đến Cty CP Nông sản Phú Gia (KCN Lễ Môn) khi giảm đến 800 đồng/kg. Đơn vị cũng chủ động vay tín dụng ngân hàng số tiền 26 tỷ đồng để giải vây cho các đại lý trực thuộc và các trang trại. Ngoài ra còn vận động cán bộ, công nhân, những người có mức lương từ 4,5 triệu đồng trở lên trích 500.000 đồng/tháng để mua thịt lợn.

14-56-43_nh-4
Đoàn làm việc tại Cty CP Nông sản Phú Gia

Chủ tịch HĐQT Phạm Thanh Hà tiết lộ, phòng trường hợp thiếu đàn khi thị trường bình ổn trở lại, công ty đã họp bàn và thống nhất thuê lại chuồng trại của các hộ đang bỏ trống, mua 7.000 con lợn tiến hành nuôi dự trữ, giao cho 70 nhân viên thị trường mỗi người phải nuôi 200 con. Người đứng đầu Cty Phú Gia nhấn mạnh: “Dù trong hoàn cảnh nào chúng tôi cũng đồng hành với người nông dân”.

Vừa qua Sở NN-PTNT tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Hội nghị triển khai giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho ngành chăn nuôi với sự tham gia của đại diện lãnh đạo Ngân hàng Bưu điện Liên Việt - Chi nhánh Thanh Hóa, các doanh nghiệp cũng như các hộ dân trên địa bàn.

Phía Ngân hàng Bưu điện Liên Việt thông báo dành gói tín dụng ưu đãi 500 tỷ đồng hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp và đơn vị chế biến trên cả nước được vay với lãi suất thấp hơn 2% so với lãi suất trên thị trường, thời hạn kéo dài trong vòng 1 năm. Tỉnh Thanh Hóa là địa phương đầu tiên trên cả nước triển khai.

Theo Việt Khánh/nongnghiep.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập273
  • Máy chủ tìm kiếm19
  • Khách viếng thăm254
  • Hôm nay79,620
  • Tháng hiện tại784,733
  • Tổng lượt truy cập90,848,126
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây