Học tập đạo đức HCM

Thanh Trì cần xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển đô thị văn minh

Thứ sáu - 11/08/2017 03:12
Sáng 11/8, Đoàn kiểm tra số 1 của Thành ủy Hà Nội do Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng dẫn đầu đã đi kiểm tra kết quả thực hiện Chương trình 02-CTr/TU về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016 - 2020” tại huyện Thanh Trì.
Sau 6 năm triển khai Chương trình 02-CTr/TU, đến nay, 15/15 xã thuộc huyện Thanh Trì đã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Đặc biệt đây là một trong số ít địa phương trên địa bàn Hà Nội không xảy ra nợ đọng xây dựng cơ bản.
Cùng với đầu tư nâng cấp hạ tầng cơ sở, nâng cao đời sống cho người dân nông thôn được huyện Thanh Trì hết sức chú trọng. Những năm qua, huyện đã quy hoạch phát triển bốn vùng sản xuất tập trung: Lúa (354ha), rau an toàn và VietGAP (192ha), cây ăn quả (150ha), nuôi trồng thủy sản (194ha). Giá trị sản xuất trung bình hiện đã đạt trên 170 triệu đồng/ha. Huyện Thanh Trì cũng đã bước đầu đưa vào thí điểm mô hình trồng rau thủy canh ứng dụng công nghệ cao với diện tích 2.800m2… Trợ lực cho bà con nông dân, hàng năm, huyện dành trung bình khoảng 5 tỷ đồng hỗ trợ các mô hình kinh tế nông nghiệp. 
Nhờ tích cực triển khai các giải pháp cụ thể, sát sườn, thu nhập bình quân của bà con nông dân trên địa bàn huyện liên tục tăng, đến nay đã đạt gần 36 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 2%.
Cùng với phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nông dân, công tác bảo đảm vệ sinh môi trường cũng là điểm nhấn, kết quả ấn tượng mà huyện ThanhTrì đã đạt được những năm qua. Đến nay, toàn huyện đã tiến hành kè cứng 14 ao hồ bằng nguồn vốn xã hội hóa. Nạo vét, kè bờ, xây dựng lan can, đường đi bộ và bố trí ghế đá ven ao hồ, tạo khu vui chơi cộng đồng. Đáng chú ý, huyện Thanh Trì là một trong những địa phương đầu tiên của Hà Nội có Nghị quyết chuyên đề số 07 và Kế hoạch số 141, tập trung gỡ khó cho bài toán môi trường. Theo đó, chỉ đạo toàn huyện ra quân tổng vệ sinh, chăm sóc vườn hoa cây xanh… vào sáng thứ 7 hàng tuần nhằm tạo không gian sống xanh, cảnh quan môi trường sạch - đẹp. 
Điều đáng mừng là tháng 5/2017, Ủy ban MTTQ huyện Thanh Trì đã tổ chức lấy ý kiến Nhân dân. Kết quả cho thấy, có tới 94,2% tổng số người dân được hỏi bày tỏ sự hài lòng với kết quả xây dựng NTM của địa phương. Trên cơ sở đó, ngày 2/8/2017, Hội đồng thẩm định T.Ư đã thống nhất đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, công nhận huyện Thanh Trì đạt chuẩn NTM giai đoạn 2016 - 2020.
Sau buổi sáng đi kiểm tra thực tế các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thí điểm mô hình trồng rau thủy canh, công tác vệ sinh môi trường, chuỗi cửa hàng giới thiệu và cung ứng nông sản an toàn…, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng đánh giá công tác lãnh đạo, chỉ đạo của địa phương đã có nhiều đổi mới, sáng tạo. Đặc biệt là thành công trong nỗ lưc tạo sự đồng thuận và huy động sức dân, xã hội hóa triển khai các hạng mục xây dựng NTM.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy hoan nghênh huyện Thanh Trì là địa phương đầu tiên ứng dụng công nghệ cao vào xây dựng mô hình thí điểm sản xuất rau thủy canh theo định hướng của Ban Chỉ đạo Xây dựng NTM TP. Đồng thời, đánh giá cao kết quả công tác bảo vệ ao hồ, sông ngòi, tạo dựng cảnh quan môi trường khu dân cư.
Đối với nhiệm vụ trong thời gian tới, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng đề nghị huyện cần tiếp tục tăng cường chỉ đạo từ huyện đến xã phải tuyên truyền, quán triệt người dân chung sức, giữ vững các tiêu chí. Phó Bí thư cho rằng: Trong định hướng phát triển vùng Thủ đô, huyện Thanh Trì được quy hoạch là khu mở rộng trung tâm đô thị Hà Nội, theo đó, huyện cần định hướng xây dựng NTM gắn với phát triển đô thị văn minh. Tiếp tục đầu tư nâng cấp hạ tầng, đáp ứng nhu cầu phát triển đô thị trong tương lai. 
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng cũng nhấn mạnh: Công tác xây dựng NTM cần được thực hiện thường xuyên, liên tục và xuyên suốt. Không phải đã về đích là có thể chểnh mảng! Cùng với đẩy mạnh công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, huyện cần chú trọng nhân rộng các mô hình ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, tăng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp với mục tiêu quan trọng nhất là nâng cao đời sống cho người dân nông thôn.
Theo: Trọng Tùng/kinhtedothi.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập441
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại800,418
  • Tổng lượt truy cập90,863,811
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây