Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam sự tham gia của nhiều lực lượng, trong đó có đoàn viên, thanh niên. Từ 3 năm nay, với phong trào “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới”, nhiều công trình, phần việc cụ thể đã được tuổi trẻ cả nước đảm nhận và ngày càng phát huy hiệu quả trong việc làm đổi thay bộ mặt nông thôn Việt Nam.
Đoàn viên - thanh niên sửa chữa cầu nông thôn ở xã Minh Diệu (huyện Hòa Bình). |
Tại tỉnh Bạc Liêu, Bí thư Đoàn thanh niên cộng sản tỉnh Bạc Liêu, chị Trương Hồng Trang cho biết: 3 năm qua, phong trào “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới” của tỉnh Bạc Liêu đạt được nhiều kết quả tích cực. Đó không chỉ là những công trình, mô hình cụ thể, mà quan trọng hơn, vị trí, vai trò của thanh niên đã được khẳng định vững chắc trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội ở địa phương: “Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến vấn đề giao thông nông thôn, quốc lộ, ngõ xóm và hỗ trợ thêm một số công trình phần việc trong xây dựng nông thôn mới. Ví dụ như các nhà văn hóa ấp đã được xây dựng nhưng chưa có nhiều cơ sở vật chất nên Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh kêu gọi đoàn khối doanh nghiệp Trung ương tài trợ cho các ấp đó, tất cả đều có một giàn máy vi tính. Qua đó, có thể hỗ trợ cho đoàn viên thanh niên, nhân dân truy cập Internet để học tập được mô hình hay, cách làm hiệu quả trong xây dựng nông thôn mới”.
Sau 3 năm triển khai Cuộc vận động “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới”, tuổi trẻ cả nước đã xây mới gần 11 nghìn km đường giao thông nông thôn, trên 89 nghìn km đường giao thông, thủy lợi nội đồng, hơn 2.820 nhà văn hóa, 5.255 nhà nhân ái, nhà bán trú dân nuôi. Phong trào "Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới" cũng giúp hơn 30.000 thanh niên ở nông thôn được vay vốn sản xuất; giúp tư vấn, giới thiệu việc làm cho hơn 2,6 triệu thanh niên, dạy nghề cho trên 350 nghìn người, giải quyết việc làm cho trên 420 nghìn đoàn viên thanh niên. Chị Phan Thị Phúc, Bí thư đoàn xã Kim Long, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, cho rằng: thanh niên mong muốn tham gia xây dựng nông thôn mới hiệu quả thông qua việc phát triển kinh tế tại địa phương, mở mang ngành nghề, dịch vụ, làm kinh tế trang trại... Các mô hình chuyển đổi khoa học kỹ thuật rất cần thiết cho các bạn và vùng nông thôn của tụi mình hiện nay. Đối với mô hình thì bọn mình cũng muốn Trung ương, địa phương đưa về những mô hình mới và sáng tạo kỹ thuật và chuyển gia khoa học kỹ thuật để cho các bạn có những kiến thức cơ bản để cho các bạn về làm vốn kiến thức, giải quyết việc làm cho các bạn ngay tại địa phương".
Về vấn đề này, Bí thư Trung ương Đoàn Nguyễn Anh Tuấn cho rằng: đích đến của nông thôn mới không chỉ là thay đổi diện mạo nông thôn mà quan trọng hơn là nâng cao đời sống, thu nhập của người dân. Chính vì vậy, thanh niên cần đẩy mạnh phát triển sản xuất, xây dựng và nhân rộng các mô hình kinh tế, giúp người dân làm giàu trên chính quê hương mình: “Phát triển kinh tế nông thôn hiện nay vẫn là một nhiệm vụ trọng tâm. Đây cũng là nút thắt để đảm bảo cho việc thực hiện các tiêu chí khác để xây dựng nông thôn mới được bền vững. Khi kinh tế phát triển thì ta có điều kiện để quay trở lại đầu tư cho hạ tầng, cho văn hóa, giáo dục, các tiêu chí khác bền vững hơn, để giải quyết việc làm tại chỗ, để ly nông mà không ly hương. Chúng tôi cho rằng cần tăng cường hàm lượng chất xám, hàm lượng khoa học kỹ thuật trong hoạt động tình nguyện của thanh niên trong việc tham gia xây dựng nông thôn mới”.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã