Học tập đạo đức HCM

Thầy lang người Mông muốn "làm phúc hơn làm giàu"

Chủ nhật - 17/03/2013 02:23
Như bao thanh niên ở miền sơn cước này quanh năm lên nương, vào rừng giúp gia đình kiếm cái ăn, tôi chỉ học để biết đọc, biết viết. Đàn ông người Mông thường bắt vợ từ tuổi 15, nhưng tôi 18 tuổi mới thành con rể.

Bố vợ là thầy lang có tiếng, thấy tôi chăm chỉ, trung thực đã truyền cho tôi những bài thuốc quý, độc đáo của đại ngàn. Sau mấy năm rong ruổi cùng ông cụ đi hái thuốc trên các đỉnh núi cao, tôi đã thuộc trên 500 loại cây thuốc quý từ chữa cảm sốt, dạ dày, trĩ, đến xơ gan, chấn thương sọ não...

Thử thách đầu tiên khi mới bước vào nghề đó là dịch sốt rét tràn đến xã Cô Ba đúng vào năm mất mùa. Bà con không có tiền mua thuốc tây, đi bệnh viện nên tìm đến nhà tôi cầu cứu. Sự khổ công của tôi đã được đền đáp, thuốc lá tôi cắt cho bà con sắc uống vài ngày là khỏi bệnh.

Anh A Tu đang khám bệnh cho bà con

Tiếng lành đồn xa, nhà tôi ngày nào cũng có người đến nhờ chữa bệnh. Không chỉ trị những bệnh thông thường, tôi còn tìm những người già biết nhiều bài thuốc quý chữa các bệnh phức tạp như gãy xương, dập cơ, chấn thương sọ não... để sưu tầm, áp dụng. Hơn chục năm qua, rất nhiều trường hợp bị thương nặng được tôi trị khỏi.

Tuy có nghề thuốc trong tay nhưng chưa bao giờ tôi đòi hỏi công xá ở người bệnh, bởi đa phần những người ngược ngàn lên cầu cứu mình đều có hoàn cảnh nghèo khó. Bệnh nhân ở xa đến, tôi bảo vợ dọn chỗ cho họ nằm, có người ở lâu cả nửa tháng.

Những bệnh nhân khó khăn tôi không lấy tiền, bà con người Mông trong vùng bị bệnh nặng khi chữa khỏi, tôi chỉ bảo họ đem một con gà, chai rượu cúng tạ ơn thần núi cho cây thuốc, còn lại đa phần bệnh nhân cảm ơn tùy tâm có thể là một chút tiền nhưng cũng có khi chỉ là vài cân ngô, dăm cân gạo hoặc chai rượu men lá... Chẳng thế mà không ít người sau khi được chữa khỏi bệnh đã xin nhận tôi làm người nhà. Cũng đã có vài người miền xuôi tìm đến mời cộng tác làm ăn với lời hứa sẽ giúp gia đình tôi nhanh chóng giàu có nhưng tôi không đồng ý. Tôi muốn thế hệ các con mình sau này nếu nối nghề cha cũng luôn ghi sâu tâm niệm "phải làm phúc hơn là làm giàu"...

Anh Sùng A Tu - bản Nà Tao, xã Cô Ba, huyện Bảo Lạc, Cao Bằng

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập266
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm265
  • Hôm nay47,044
  • Tháng hiện tại718,767
  • Tổng lượt truy cập90,782,160
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây