Học tập đạo đức HCM

Thêm cơ chế, chính sách giúp nông dân

Chủ nhật - 11/08/2013 21:23
Cần có thêm cơ chế, chính sách giúp ND phát triển sản xuất, đó là ý kiến của các đại biểu tại Hội nghị trao đổi, học tập kinh nghiệm Hội ND các tỉnh, thành khu vực Đông Nam Bộ vừa diễn ra tại TP. HCM.
Phó Chủ tịch T.Ư Hội NDVN Nguyễn Hồng Lý chủ trì Hội nghị.

Bức tranh xám 

Ông Nguyễn Hoàng Vinh - Chủ tịch Hội ND tỉnh Bình Dương cho rằng, nền nông nghiệp khu vực Đông Nam Bộ hiện nay đang phát triển theo hướng nông nghiệp công nghệ cao. ND đã tiếp cận được công nghệ tiên tiến và hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn. Nhưng khó khăn của ND là khó tiếp cận các nguồn vốn vay. 
Mô hình trồng mãng cầu theo tiêu chuẩn VietGAP ở thị xã Tây Ninh do Hội ND xây dựng.
Mô hình trồng mãng cầu theo tiêu chuẩn VietGAP ở thị xã Tây Ninh do Hội ND xây dựng.

Ông Nguyễn Văn Chơ - Phó Chủ tịch Hội ND tỉnh Bình Phước thông tin, sản xuất nông nghiệp trong tỉnh đang rất khó khăn, đã có hiện tượng người dân chặt cao su do giá xuống thấp. Không chỉ cây cao su mà cây điều giá cả cũng bấp bênh, hiện giá điều khô chỉ còn 26.000 đồng/kg. 

Giá thấp, năng suất điều lại thấp do năm nay thời tiết không thuận nên nhiều nơi 1ha chỉ cho thu hoạch không tới 1 tấn. Trồng trọt đã vậy, chăn nuôi cũng không khá hơn. Ông Võ Minh Giang - Phó Chủ tịch Hội ND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, khu vực Đông Nam Bộ là vùng chăn nuôi lớn của cả nước, nhưng 2 năm nay người chăn nuôi làm ăn không có lãi, hiện giá thịt lợn hơi chỉ 38.000-39.000 đồng/kg, trong khi giá thức ăn chăn nuôi tăng, nên nhiều trại chăn nuôi đóng cửa hoặc thu hẹp sản xuất. 

Ông Giang đề nghị, Nhà nước cần có biện pháp hỗ trợ người chăn nuôi, nhất là mua bảo hiểm nông nghiệp. 

“Sản xuất được mùa nhưng lại không được giá. Từ đầu năm đến nay, không chỉ lúa, mà gà, vịt, heo... cũng tiêu thụ rất khó khăn. Để ND yên tâm đầu tư vào sản xuất, Nhà nước cần phải có cơ chế, chính sách hỗ trợ ND trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm”- ông Phạm Minh Hùng - Chủ tịch Hội ND tỉnh Long An kiến nghị. 

Phát triển chi, tổ hội ngành nghề

Trong 6 tháng đầu năm 2013, các tỉnh, thành hội trong khu vực Đông Nam Bộ đã kết nạp hơn 16.000 hội viên, nâng tổng số hội viên lên trên 925.000 người. Công tác đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ hội được quan tâm. Hội ND các tỉnh Long An, Bình Phước, TP.HCM... Đồng Nai đã mở hàng chục lớp tập huấn nghiệp vụ công tác hội cho trên 2.500 cán bộ hội các cấp. 

Tuy nhiên, nhiều địa phương, sinh hoạt hội chưa đều, nội dung chưa thiết thực nên không thu hút được hội viên. Đội ngũ cán bộ hội chưa đều tay. Nhiều địa phương thiếu những cán bộ trình độ, năng lực, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng hoạt động của Hội. Theo thống kê, trong 6 tháng đầu năm, 7 tỉnh, thành trong khu vực giảm trên 1.200 hội viên. Nguyên nhân là một bộ phận hội viên đã chuyển sang sản xuất phi nông nghiệp, một số chuyển đi nơi khác làm ăn sinh sống. 

"Để ND yên tâm đầu tư vào sản xuất, Nhà nước cần phải có cơ chế, chính sách hỗ trợ ND trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm”.
Ông Phạm Minh Hùng
Để củng cố số lượng hội viên, nâng cao chất lượng các phong trào của Hội, nhiều ý kiến cho rằng, Hội phải tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động theo hướng tăng cường các hoạt động dịch vụ, hỗ trợ ND; phải làm cho ND thấy được lợi ích khi sinh hoạt hội. Ông Phạm Minh Hùng gợi ý: Cần phát triển các chi, tổ hội theo ngành nghề. Đây là hình thức để ND hợp tác trong sản xuất

Kết luận Hội nghị, Phó Chủ tịch Nguyễn Hồng Lý yêu cầu, các cấp hội tiếp tục nâng cao chất lượng công tác hội, các phong trào ND; chọn điểm chỉ đạo cho cả nhiệm kỳ, sau đó rút kinh nghiệm và nhân rộng... Những địa phương chưa thu hút được nhiều ND vào Hội phải làm rõ nguyên nhân, để có biện pháp tháo gỡ...
Hữu Ký - Chiêu Lâm
Theo danviet.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập150
  • Hôm nay38,591
  • Tháng hiện tại907,927
  • Tổng lượt truy cập90,971,320
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây