Học tập đạo đức HCM

Thu hút các nguồn lực xây dựng nông thôn mới

Thứ ba - 20/09/2016 09:10
Sau 5 năm triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM), nông thôn Hà Nội đã có nhiều khởi sắc, hạ tầng cơ sở thiết yếu được đầu tư xây dựng, đời sống vật chất, tinh thần của người dân từng bước được nâng cao... Từ những thành quả đạt được, Hà Nội trở thành đơn vị dẫn đầu cả nước trong XDNTM.

Chương trình XDNTM đã mang lại diện mạo mới cho khu vực ngoại thành Hà Nội. Đến nay, 100% số đường trục xã, liên xã được đổ bê-tông hoặc thảm nhựa. 78.561,7 ha đất nông nghiệp được dồn điền đổi thửa. Thu nhập bình quân của người dân tăng từ 14 triệu đồng/người (năm 2011) lên 33 triệu đồng/người (năm 2015)...

Chia sẻ bí quyết XDNTM thành công, Chi cục trưởng Phát triển nông thôn Hà Nội Lê Thiết Cương cho biết: Khi mới thực hiện chương trình này, thành phố gặp một số khó khăn do sự phát triển của các địa phương trên địa bàn không đồng đều, trình độ dân trí, thu nhập, đời sống vật chất và tinh thần của người dân khu vực nông thôn chênh lệch lớn so với khu vực nội thành. Cơ chế, chính sách ở một số lĩnh vực chưa phù hợp thực tiễn. Diện tích đất nông nghiệp thu hẹp nhanh, gây khó khăn cho việc xây dựng nền sản xuất nông nghiệp quy mô lớn. Đầu tư cho phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng hạ tầng kỹ thuật nông thôn còn dàn trải, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của Thủ đô. Do vậy, để làm tốt XDNTM, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của cấp ủy đảng, sự điều hành linh hoạt, quyết liệt của các cấp chính quyền. Do tích cực tuyên truyền, người dân đã dần bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư của Nhà nước, nhận thức sâu sắc về mục tiêu, ý nghĩa của chương trình và vai trò của mình trong XDNTM.

Giai đoạn 2011 - 2015, nhân dân đã đóng góp bốn nghìn tỷ đồng, hàng nghìn m2 đất thổ cư, hàng trăm nghìn ngày công lao động để làm đường giao thông nông thôn. Rất nhiều hộ gia đình đã tự nguyện hiến hàng trăm m2 đất để làm đường giao thông, như gia đình cựu chiến binh Nguyễn Hữu Lộc (huyện Mê Linh), gia đình ông Phạm Ngọc Giai (huyện Phú Xuyên), gia đình ông Kiều Văn Tính (huyện Thạch Thất)... Chính nhờ sự ủng hộ của người dân, góp sức cùng chính quyền, Hà Nội trở thành điểm sáng XDNTM của cả nước.

Một trong những kết quả đáng ghi nhận nhất trong XDNTM tại Hà Nội là đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp cho giá trị kinh tế cao, như gia đình anh Bùi Văn Lâm, anh Nguyễn Quang Hiển (huyện Đan Phượng) thu tiền tỷ mỗi năm nhờ trồng hoa ly, nuôi cá sấu. Hay gia đình ông Triệu Tiến Ích (Hoài Đức) có của ăn, của để từ trồng nhãn muộn. Hộ anh Nguyễn Quý Hào (Quốc Oai) làm giàu từ chăn nuôi lợn, anh Nguyễn Đức Lập (Đông Anh) mỗi năm thu hàng tỷ đồng nhờ nuôi gà an toàn sinh học, anh Vũ Hữu Nghĩa (Gia Lâm) trồng cam đạt thu nhập cao.

Không chỉ kinh tế phát triển, văn hóa, y tế, xã hội khu vực nông thôn cũng khởi sắc. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện. Cuối năm 2015, Hà Nội có 201 xã trong tổng số 386 xã (chiếm 52,07%) và huyện Đan Phượng đạt chuẩn NTM, vượt 12,07% so mục tiêu đề ra. Đến tháng 6-2016, thành phố có thêm 11 xã đạt chuẩn NTM; ba huyện: Thanh Trì, Đông Anh, Hoài Đức cơ bản về đích, đang trình Chính phủ công nhận huyện NTM. Thành phố phấn đấu từ nay đến năm 2020, có 80% số xã đạt chuẩn NTM, thu nhập của người dân khu vực nông thôn đạt 49 triệu đồng/người/năm trở lên.

Để XDNTM bền vững trong thời gian tới, Hà Nội cần tập trung các nguồn lực từ ngân sách, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa XDNTM. Trong đó khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư để đẩy nhanh việc đầu tư hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội cho nông thôn, nhất là các lĩnh vực môi trường, xử lý rác, nước thải, cung cấp nước sạch. Đồng thời tích cực thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, khuyến khích ứng dụng công nghệ cao và đẩy mạnh sản xuất theo chuỗi giá trị. Tập trung hỗ trợ giảm nghèo, phát triển sản xuất, đào tạo nghề, tạo việc làm tăng thu nhập cho nông dân.

Theo ANH QUANG/nhandan.com.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập508
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm499
  • Hôm nay72,233
  • Tháng hiện tại777,346
  • Tổng lượt truy cập90,840,739
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây