Còn đối với những DN trong nước đang đầu tư tại Khu Công nghệ cao TPHCM, thông qua sự xét chọn khá nghiêm ngặt cũng đã có những bước tiến trong việc tham gia vào chuỗi giá trị với giá trị gia tăng dựa trên đổi mới sáng tạo. Tuy nhiên, quá trình tổ chức hoạt động đổi mới sáng tạo, xúc tiến thương mại hóa kết quả nghiên cứu trong thực tế cũng gặp rất nhiều khó khăn
Ông Lê Hoài Quốc, Trưởng ban Quản lý Khu Công nghệ cao TPHCM
Trong các thập niên qua, việc Nhà nước tác động, thúc đẩy thương mại hóa các sản phẩm khoa học - công nghệ (KH-CN), tiến đến sản xuất quy mô công nghiệp, với kỳ vọng một trong các sản phẩm này sẽ trở thành sản phẩm chủ lực của nền kinh tế địa phương và cả nước... là duy ý chí và chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Theo phương cách cũ, việc tài trợ từ ngân sách trực tiếp cho các đề tài nghiên cứu và phát triển R&D, các dự án sản xuất thử nghiệm... đều có kết quả rất hạn chế. Nguyên nhân chính là có quá ít DN tham gia các chương trình phát triển KH-CN đưa sản phẩm hoàn thiện, có tính cạnh tranh ra thị trường. Bên cạnh đó, thủ tục hành chính để DN tham gia, nhận được tài trợ còn quá rườm rà, tốn nhiều thời gian, công sức... Về phía cơ quan quản lý nhà nước, phát triển KH-CN cũng chưa tác động hỗ trợ các đối tượng đúng và trúng vào các khâu quyết định trong quá trình thương mại hóa sản phẩm R&D. Vì vậy, nếu không tìm được những động lực tăng trưởng mới phù hợp với thời đại, Việt Nam sẽ rơi vào “bẫy thu nhập trung bình”, không thể phát triển trong môi trường cạnh tranh của toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế. Muốn nâng cao năng lực cạnh tranh thì phải bằng công nghệ, bằng nguồn nhân lực chất lượng cao. Điều đó chỉ có được khi dựa vào tri thức, đổi mới và sáng tạo, đó chính là nguồn động lực cho phát triển của Việt Nam hiện nay. -
Một góc Khu Công nghệ cao TPHCM hôm nay. Ảnh: TẤN BA
Để giúp cho các DN KH-CN vượt qua giai đoạn khó khăn ban đầu, rất cần thiết phải quan tâm hỗ trợ quá trình thương mại hóa, tập trung vào các khâu liên quan đến tài sản trí tuệ, tài sản vô hình, gồm: Tài trợ khoản chi phí cho công ty, nhóm khởi nghiệp tiếp tục hoàn thiện mẫu mã sản phẩm, thiết kế lại; hỗ trợ hoàn thiện công nghệ cho sản phẩm mẫu ban đầu (prototype); hỗ trợ chi phí thuê chuyên gia tư vấn thị trường (khảo sát, xác định phân khúc thị trường), tư vấn mô hình kinh doanh; hỗ trợ định giá giá trị của công nghệ mới, sản phẩm R&D dự kiến ra thị trường; hỗ trợ đăng ký hợp chuẩn sản phẩm, đăng ký sở hữu trí tuệ nhằm bảo vệ công nghệ, mẫu mã sản phẩm mới; giúp công tác tiếp thị thuận lợi, giúp các thủ tục đưa nhanh sản phẩm công nghệ cao ra thị trường (đặc biệt cho nhóm sản phẩm R&D y sinh, nông nghiệp CNC...) hoặc xem xét đưa vào Chương trình sản phẩm công nghệ cao, sản phẩm công nghiệp công nghệ cao để tiếp tục có các nguồn tài trợ lớn hơn; hỗ trợ, tư vấn thủ tục thành lập công ty khởi nghiệp, hay chuyển nhượng quyền khai thác, kinh doanh sản phẩm R&D thương mại hóa.
Thực tế hiện nay, những quốc gia tập trung vào công đoạn sản xuất (như Trung Quốc, Ấn độ...) trở thành công xưởng sản xuất của thế giới sẽ không đủ để duy trì mức độ tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Bài học này rất đắt giá cho nước ta. Việt Nam cần cân nhắc tìm kiếm lối đi phù hợp cho mình, khi chúng ta đang đối diện với làn sóng dịch chuyển hoạt động sản xuất giá trị thấp từ Trung Quốc sang các nước châu Á nói chung và khu vực Đông Nam Á, để trở thành một nước phát triển thật sự.
LÊ HOÀI QUỐC
Trưởng ban Quản lý Khu Công nghệ cao TPHCM
theo http://www.sggp.org.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã