Trong khi ở một số địa phương ngày càng có nhiều nông dân bỏ ruộng, ở tỉnh Quảng Nam vẫn có nông dân đi thuê ruộng trồng lúa giống, mỗi năm thu về hàng trăm triệu đồng.
Tình trạng bỏ ruộng ra phố làm ăn đang xảy ra ở nhiều vùng quê ở miền Trung. Tại xã Điện Phương, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, khoảng 30 ha ruộng lúa bỏ hoang, người dân bỏ ruộng đi làm công nhân. Bà Ánh Hà ở thôn Chiêm Trung, xã Điện Phương cho biết, trồng lúa chi phí lớn, làm không có lãi nên họ bỏ làm ruộng hết.
“Trồng lúa ở đây chi phí quá lớn nên thu nhập không đủ bù chi. Mấy năm trở lại đây, nhiều nhà chỉ làm 1 sào ruộng lấy gạo ăn còn lại bỏ ruộng đi làm công nhân lấy tiền”, bà Hà cho biết.
<a title=" "Cánh đồng lúa" thu="" lãi="" cả="" trăm="" triệu="" đồng="" năm="" của="" anh="" nguyễn="" nho="" dũng="" "="" class="swipebox" data-cke-saved-href="https://images.vov.vn/cr_w600/uploaded/ed7pinll54crb7fgmumzw/2018_03_21/vov_img_2230_jyig.jpg" href="https://images.vov.vn/cr_w600/uploaded/ed7pinll54crb7fgmumzw/2018_03_21/vov_img_2230_jyig.jpg" style="box-sizing: border-box; background: transparent; color: rgb(6, 69, 173); text-decoration-line: none; transition: color 0.1s linear;"> |
"Cánh đồng lúa" thu lãi cả trăm triệu đồng/năm của anh Nguyễn Nho Dũng |
Anh Dũng bộc bạch, nhìn thấy ruộng bỏ hoang hóa lãng phí nên anh nhận khoán thâm canh lúa giống. Kiên trì bám ruộng, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp nên vụ lúa nào đồng ruộng của anh cũng bội thu.
Trung bình 1 vụ, sản lượng lúa giống thu khoảng 100 tấn. Anh Dũng ký hợp đồng bán lúa giống cho Trại giống cây trồng Nam Phước, vì thế đầu ra rất ổn định, sau khi trừ chi phí mỗi vụ anh Dũng kiếm được 300 triệu đồng.
“Trên các diện tích ruộng bỏ hoang, mình khai thác trồng lúa mỗi vụ đạt sản lượng khoảng 100 tấn, bình quân cho 500 triệu đồng/vụ. Một năm làm 2 vụ lúa, vụ sau thấp hơn vụ trước nhưng trừ chi phí cũng còn ít nhất 300 triệu đồng/vụ”, anh Dũng cho biết.
Ông Nguyễn Đức Chơi, Trưởng phòng NN&PTNT thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam cho biết, những năm gần đây, một số hộ dân thuê đất trồng lúa, thu lợi nhuận cao; nếu nông dân tích tụ được nhiều đất lúa thì hoàn toàn có thể làm giàu.
“Nông dân làm 1 sào lúa thì hiệu quả rất thấp, mỗi năm cho thu nhập khoảng 1 triệu đồng nên nhiều người bỏ ruộng. Giải pháp trước mắt của Thị xã là quy hoạch lại một số vùng trồng lúa tại phái Tây của Điện Bàn gồm có xã Điện Phước, Điện Thắng, Điện Hồng để chuyển qua làm lúa chất lượng, lúa hàng hóa”, ông Chơi cho biết.
Tại tỉnh Quảng Nam, diện tích ruộng lúa bỏ hoang đến nay đã lên đến cả trăm ha. Theo ông Lê Muộn, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Nam, hỗ trợ nông dân tích tụ ruộng đất chuyển từ làm ăn nhỏ, manh mún sang sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa là hướng đi mà địa phương này đang hướng tới.
“Sở Nông nghiệp đang tính chuyện tích tụ đất đai và có chính sách riêng để thu hút lao động. Theo Nghị định 35 của Chính phủ có hỗ trợ kinh phí cho việc khai hoang, phục hóa đất lúa, số tiền đó được bố trí về huyện sử dụng hỗ trợ cho việc thực hiện chính sách này”, ông Muộn cho biết./.
Quá trình tích tụ ruộng đất nông nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn