- Hoàn toàn chính xác.
- Lâu nay, thằng em chỉ nghe người ta nói thủy lợi hóa đất màu, chứ còn thủy lợi hóa đất lúa thì thấy hơi là lạ ông anh nghen.
- Không tin, uống hết ly cà phê ni, chú mi theo tui về vùng cát Duy Hải thì sẽ rõ…
Xong cuộc trò chuyện ở ngã ba Nam Phước, Tư tôi liền bám theo anh Ba Thuận Trì về xã Duy Hải thuộc huyện Duy Xuyên. Nhìn ruộng lúa cấy đến kỳ xanh mướt, anh Ba hồ hởi: “Hồi trước, do quá khó khăn nguồn nước tưới nên nhà nông tụi tui chỉ biết trông chờ vào vụ lúa thu đông này thôi, còn mùa đông xuân và hè thu thì hoặc phải bỏ ruộng hoang hoặc năng suất rất thấp vì khô hạn triền miên. Tuy nhiên, những năm gần đây, nhờ Nhà nước đầu tư thủy lợi hóa đất lúa nên vụ nào sản lượng thu về cũng đạt khá cao”.
Vợ chồng anh Ba Thuận Trì ở xã Duy Hải có 4 sào đất cát pha, hàng chục năm nay quanh đi quẩn lại chỉ biết gieo sạ lúa. Thế nhưng, do vùng này không có trạm bơm điện và hệ thống kênh mương nên việc sản xuất không mang lại hiệu quả cao, nói đúng hơn là vụ mùa liên tục thất bát. Anh Ba nói: “Chú Tư mi biết không, vì chẳng có công trình thủy lợi nên lúc trước gia đình tui và nhiều hộ dân khác trong vùng phải hì hục đào ao lấy nước nhỉ rồi còng lưng gánh tưới cho lúa. Mà do ao không sâu, nước ít nên tình trạng khô hạn thường xuyên xảy ra, nhất là từ đầu tháng 3 đến cuối tháng 7 dương lịch khiến cây lúa sinh trưởng và phát triển rất kém. Vì thế, năng suất bình quân mỗi sào chỉ chừng 90kg lúa khô là cùng”. Nhằm giúp nông dân tăng giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích, cách đây vài năm, từ nguồn kinh phí do UBND huyện Duy Xuyên hỗ trợ, chính quyền xã Duy Hải đầu tư 140 triệu đồng để thủy lợi hóa toàn bộ 25ha đất lúa ở quê anh Ba Thuận Trì. Nhờ nước tưới chủ động, ứng dụng bài bản các gói kỹ thuật canh tác tiên tiến nên những vụ vừa qua năng suất lúa của địa phương này tăng mạnh, mỗi sào đạt ít nhất 135kg khô.
Dẫn Tư tôi lội thăm nhiều cánh đồng lúa cấy đến kỳ bước vào giai đoạn làm đòng, ông Nguyễn Văn Thống – Phó Chủ tịch UBND xã Duy Hải cho biết, ngoài 25ha ở quê anh Ba Thuận Trì thì thời gian qua các ngành liên quan của huyện Duy Xuyên cũng đã trích thêm 550 triệu đồng từ nguồn vốn phát triển sự nghiệp nông nghiệp để hỗ trợ địa phương tiếp tục kéo điện ra đồng, đóng giếng bơm nhằm thủy lợi hóa 55ha đất lúa trên địa bàn 3 thôn khác là Tây Sơn Đông, An Lương, Tây Sơn Tây. Ông Thống nói: “Trước đây, năng suất lúa bình quân tại các thôn vừa nêu chỉ đạt khoảng 18 - 20 tạ/ha. Còn bây giờ, nhờ nước tưới dồi dào nên có tệ mấy cũng đạt 25 - 27 tạ/ha”. Chiều muộn, trời mưa dầm, ngồi nhấm nháp chén trà ấm với Tư Ruộng tôi, ông Võ Văn Toan – Chủ tịch UBND xã Duy Hải không giấu được niềm vui: “Mấy năm nay nhờ liên tục được mùa lúa nên cuộc sống của hàng trăm hộ dân ở những thôn ấy giờ đã cải thiện đáng kể, góp phần tạo ra diện mạo mới cho bộ mặt nông thôn vùng cát này”.
Theo: baoquangnam.com.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã