Học tập đạo đức HCM

Tiếp sức cho ngư dân vươn khơi xa

Thứ sáu - 24/01/2014 19:57
“Nhờ được Agribank hỗ trợ kịp thời nguồn vốn 3,5 tỉ đồng với lãi suất 12%, con tàu đánh bắt xa bờ 510 CV hoàn thành đúng tiến độ và chuẩn bị ra khơi hứa hẹn đón những mẻ cá đầu tiên. Nếu không được vay vốn của Agribank, không biết đến bao giờ tôi mới được làm chủ con tàu này…” - ngư dân Lê Văn Thức, huyện Tư Nghĩa (Quảng Ngãi) chia sẻ.

Đổi thay ở một làng chài

Có mặt tại cơ sở đóng tàu xã Nghĩa An huyện Tư Nghĩa (Quảng Ngãi), âm thanh của tiếng đục, đẽo của những thợ đóng tàu nghe rộn ràng như một ngày hội. Bãi đóng tàu xã Nghĩa An với ngổn ngang những khúc gỗ đã được xẻ vuông vắn dài hàng chục mét, cùng với hàng chục con tàu cao sừng sững đang trong giai đoạn hoàn thiện.

Nghề đóng tàu ở xã Nghĩa An cũng được nhiều người biết đến, không chỉ có các chủ tàu ở địa phương mà nhiều chủ tàu ở các tỉnh Quảng Nam, Ninh Thuận, Thanh Hóa… cũng tìm đến các cơ sở đóng tàu trên địa bàn xã Nghĩa An để ký hợp đồng đóng mới, sửa chữa, cải hoán tàu cá.

Theo thống kê, từ đầu năm 2013 đến nay, các cơ sở đóng tàu trên địa bàn xã Nghĩa An đã nhận được hợp đồng đóng mới 40 chiếc tàu cá công suất 400 CV trở lên và nhận sửa chữa, cải hoán 80 chiếc tàu cá khác cho các chủ tàu trong và ngoài tỉnh Quảng Ngãi, với giá trị mỗi tàu cá bình quân từ 2 đến 2,5 tỉ đồng. Đặc biệt, nhờ nhận được hợp đồng nên các cơ sở đóng tàu trên địa bàn xã đã tạo được việc làm thường xuyên cho hàng trăm lao động của địa phương và các xã lân cận với mức thu nhập ổn định từ 3 đến 8 triệu đồng mỗi tháng.

Tiếp sức cho ngư dân

Tiếp sức cho các cơ sở đóng tàu ở xã Nghĩa An không thể không nhắc đến nguồn vốn của Agribank chi nhánh huyện Tư Nghĩa. Nhờ được vay vốn kịp thời bà con ngư dân ở huyện Tư Nghĩa nói chung và xã Nghĩa An nói riêng đã nâng cấp và đóng mới tàu thuyền, sắm ngư lưới cụ ra khơi khai thác có hiệu quả giúp thanh toán nợ gốc và lãi cho ngân hàng đúng hạn theo cam kết.

Giám đốc Agribank chi nhánh huyện Tư Nghĩa Huỳnh Nghĩa cho biết, tính đến cuối tháng 11.2013, tổng dư nợ của chi nhánh đạt gần 480 tỉ đồng, trong đó dư nợ cho vay khai thác hải sản 139 tỉ đồng, đầu tư cho vay đóng mới 114 đôi tàu giã cào công suất cao từ 500 CV trở lên.

Những năm gần đây, phong trào đóng mới tàu lớn, vươn ra khơi xa của ngư dân miền Trung diễn ra sôi nổi. Từ những chiếc tàu công suất 90-100 sức ngựa (CV) trước đây, nay hầu hết các hợp đồng đóng mới đều là loại 390-450 CV. Chi phí đóng tàu lớn cũng tăng từ vài trăm triệu đến hàng tỉ đồng, lên 2,5-3 tỉ đồng/mỗi chiếc. Tuy nhiên, sự đầu tư cũng tương xứng với hiệu quả kinh tế của mỗi chuyến đi.

Ngư dân Phạm Anh Tuấn xã Nghĩa An huyện Tư Nghĩa cho biết, gia đình bốn đời làm ngư dân song trước đây chỉ đánh bắt trên những tàu công suất nhỏ gần bờ, thu nhập không cao. Nay gia đình quyết định vay 2 tỉ đồng lãi suất 12%/năm của Agribank chi nhánh Tư Nghĩa, cộng với vốn tự có để đóng một con tàu đánh bắt xa bờ 460 CV. “Tàu mới ra khơi đánh bắt 2 chuyến, lãi được 130 triệu đồng, đã trả nợ ngân hàng được 150 triệu đồng” - ông Tuấn hồ hởi cho biết.

Nhìn nụ cười rạng ngời tràn ngập hạnh phúc của người ngư dân hơn 60 tuổi mà trông vẫn tráng kiện, khỏe mạnh, mà chúng tôi thấy vui lây niềm vui liên tiếp hai lần con tàu mới ra khời đều “được mùa”, hứa hẹn số vốn 2 tỉ đồng vay của Agribank sẽ sớm được trả trong một vài năm tới.

Cùng chung niềm vui với gia đình ông Tuấn, ở xã Nghĩa An còn hàng loạt ngư dân cũng nhờ sự hỗ trợ kịp thời nguồn vốn của Agribank chi nhánh Tư Nghĩa đã đóng tàu mới công suất lớn, hiệu quả kinh tế của mỗi chuyến ra khơi cũng tăng rõ như ngư dân Nguyễn Văn Cư xã Nghĩa An, vay 2 tỉ đồng đóng tàu công suất lớn, nay trả ngân hàng được 400 triệu đồng hay ngư dân Phạm Hồng Hai vay 1,8 tỉ đồng nay đã trả hết và gia đình bà Lương Thị Nhung vay 2 tỉ đồng, đến nay cũng trả ngân hàng được 1,8 tỉ đồng…

Cán bộ tín dụng Agribank chi nhánh Tư Nghĩa Hoàng Tiến Lệnh cho biết, tổng dư nợ hiện nay của xã Nghĩa An là 90 tỉ đồng, 70% dư nợ được đầu tư vào đóng tàu. Trong những năm qua Agribank chi nhánh Tư Nghĩa luôn đồng hành cùng  ngư dân  làm nghề biển ở xã Nghĩa An.

 GHI CHÉP CỦA NGỌC QUYẾT

Nguồn laodong.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập365
  • Hôm nay47,044
  • Tháng hiện tại737,869
  • Tổng lượt truy cập90,801,262
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây