Học tập đạo đức HCM

Tìm đường cho trái cây Việt vươn xa

Thứ tư - 22/11/2017 01:06
Giá trị xuất khẩu rau quả Việt Nam hiện mới chiếm chưa đến 1% thị phần thế giới. Tiềm năng phát triển được dự báo là ngày càng mở rộng với nhiều cơ hội nhưng nếu không thay đổi, áp dụng công nghệ sản xuất, bảo quản và chế biến sâu, giá trị gia tăng sẽ rất thấp. Doanh nghiệp Việt nên tham gia vào thị trường chế biến trái cây ngay lúc này.

Ông Nguyễn Như Cường, Cục phó Cục Trồng trọt, Bộ NN&PTNT, cho biết, cùng với sự tăng diện tích, sản lượng, giá trị xuất khẩu (XK) trái cây Việt liên tục tăng trưởng cao trong những năm gần đây, từ vài trăm triệu USD lên vượt mốc 1 tỷ USD năm 2013 (1,07 tỷ USD), năm 2016 đạt 2,45 tỷ USD, bình quân tăng 1,25 lần/năm, trong đó ước tính các sản phẩm cây ăn quả chiếm hơn 80% tổng giá trị XK. Riêng 10 tháng đầu năm 2017, giá trị XK quả các loại đạt 2,48 tỷ USD, tăng hơn 47,3% so với cùng kỳ năm 2016.
 

Chỉ chiếm 1% thị phần thế giới

Các thị trường nhập khẩu rau quả lớn liên tục tăng trưởng về giá trị từ 13 thị trường trên 1 triệu USD năm 2004, đến năm 2016 có 10 thị trường trên 20 triệu USD. Bên cạnh Trung Quốc là thị trường lớn nhất (chiếm 70,8% thị phần), nhiều loại rau quả Việt Nam đã được XK vào các thị trường cao cấp có yêu cầu rất cao như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật, Hà Lan, Malaysia, Đài Loan, Thái Lan, Singapore, Úc.

Sáu mặt hàng quả tươi chủ lực của Việt Nam bắt đầu tìm được chỗ đứng ở những thị trường khó tính như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc hay các quốc gia thuộc EU; khoảng hơn 50 mặt hàng rau tươi trong đó có nhóm rau gia vị và nhiều mặt hàng chế biến xuất đi EU. 

Đánh giá riêng về tương lai của ngành trái cây, ông Nguyễn Quang Huy, Cục Trồng trọt, Bộ NN&PTNT, nhận định, Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển lớn. Chúng ta có nhiều giống chuối đặc sản phong phú về kích cỡ, hương vị và giá trị sử dụng, được đánh giá có vị ngọt hơn, thơm hơn và có màu sắc đẹp sơn so với Trung Quốc và Philippines. 

Cam thuộc nhóm quả có nhu cầu tiêu thụ cao và liên tục tăng. Trong tương lai, phát triển cam gắn với chế biến có thể tham gia thị trường XK với các sản phẩm nước ép cam, bên cạnh đó, có thể tham gia thị trường cam quả tươi bằng việc bổ sung các giống không hạt. 

Dứa thuộc nhóm quả có nhu cầu sử dụng khá cao. Dứa Việt Nam đã được XK tới nhiều thị trường nên có điều kiện để gia tăng thị phần này. Việt Nam có khả năng nâng cao năng suất, nhưng khó khăn lớn nhất trong sản xuất dứa nước ta hiện nay là giảm giá thành.

Việt Nam chủ yếu XK trái cây dưới dạng trái cây tươi nên giá trị gia tăng thấp và bị tác động bởi các rào cản như kiểm dịch thực vật, chất lượng trái cây giảm nhanh, thời gian bảo quản ngắn do chưa có các công nghệ bảo quản tiên tiến và các vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.

Ông Matthias Ehrtmann, Trưởng phòng Thực phẩm, Rieckermann Việt Nam, lấy ví dụ, nước Anh không trồng chanh leo nhưng họ đã nhập khẩu chanh leo về chế biến. Sau khi chế biến, họ bán sang Việt Nam với giá 5 USD/chai nước chanh leo, trong khi sản phẩm chanh leo tươi của Việt Nam bán chưa tới 1 USD/kg. 

Vì sao trái cây Việt chưa chinh phục được nhiều thị trường khó tính?

Qua chế biến mới tăng giá trị

Ông Roberto Benvenuti, Phụ trách kinh doanh và Marketing, Bertuzzi Food Processing Italia, cho biết, công nghệ chế biến trái cây sẽ giúp trái cây Việt Nam cạnh tranh tốt và có giá trị gia tăng cao hơn. 

Ví dụ, giá nhập khẩu chanh leo cô đặc ở châu Âu trên 2.000 USD/tấn, xoài nguyên chất sau khi chế biến bán được 1.500 – 2.000 USD/tấn ở Mỹ; 1.000-1.200 USD/tấn ổi cô đặc bán ở thị trường châu Âu…

“Hiện chỉ có Ấn Độ chế biến ổi, nước này cung cấp số lượng lớn sản phẩm cho châu Âu. Với thanh long, rất ít công ty trên thế giới chú trọng sản xuất. Đây là những cơ hội và tiềm năng lớn cho ngành trái cây Việt Nam phát triển, nếu chúng ta phát triển được công nghiệp chế biến”, ông Roberto Benvenuti nói. 

Một số vật phẩm từ trái cây Việt Nam đang bị vứt bỏ, nếu quan tâm tới chế biến, chúng ta cũng có thể thu tiền tỷ. Chẳng hạn, hạt điều ở Việt Nam hiện nay chủ yếu XK hạt, trong khi tai quả điều đang bỏ đi. “Phần tai điều được chế biến nghiền, lọc, tách màu… tạo thành chất có thể thay thế cho đường”, ông Roberto Benvenuti cho biết.

Bên cạnh đó, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, tổ chức sản xuất bất cập, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị còn nhiều hạn chế, chi phí vận chuyển lớn (hàng không) do thời gian bảo quản ngắn và chưa có thương hiệu trên thị trường, dẫn đến giá trị gia tăng thấp và tính cạnh tranh của sản phẩm quả Việt Nam không cao.

Nhận định nhu cầu sử dụng cây ăn trái tiếp tục tăng và không có dấu hiệu dừng lại, ông Trần Hoài Nam, Trưởng Phòng Kinh doanh Rickermann Việt Nam, cho rằng Việt Nam cần cải thiện chất lượng sản phẩm đồng nhất, ổn định quanh năm.

“Đây cũng là thách thức, khó khăn và đồng thời cũng là sức ép theo chiều hướng phát triển đi lên của cả khu vực là sản xuất rau quả Việt Nam phải có sự cải thiện tốt hơn nữa về chất lượng sản phẩm, nghĩa là phải đồng nhất, ổn định, tốt, có quanh năm, truy nguyên được nguồn gốc và đạt chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm”, ông Nam nói.

Đồng thời, DN cố gắng tăng lượng XK tại thị trường khó tính, chủ động liên kết nhau thực hiện các chương trình quảng bá phù hợp và từng bước thâm nhập vào khâu phân phối tại chính thị trường nhập khẩu để bảo vệ và tăng khả năng cạnh tranh cho hàng hóa XK và đặc biệt là đầu tư mạnh vào công nghệ chế biến.

DN cần chủ động liên kết với nhà sản xuất, quan tâm và hỗ trợ nhà sản xuất (nông dân) thực hiện VIETGAP hoặc GLOBALGAP (thực hiện trên ý thức tự giác) trên cơ sở có giám sát kiểm tra của DN để nguyên liệu XK thu mua có nguồn gốc rõ ràng và đạt các tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, theo đúng yêu cầu của từng thị trường nhập khẩu.

Nếu muốn tiếp cận thị trường châu Âu, trái cây Việt cần phải đẩy mạnh ứng dụng công nghệ chế biến, đáp ứng chứng chỉ chứng nhận về vệ sinh an toàn thực phẩm (IFS), chứng chỉ BRC, BSCI….

Ngoài ra, xét về xu hướng thị trường, các chuyên gia dự báo, sản phẩm đóng hộp đang có xu hướng giảm, sản phẩm tươi được ưa chuộng. DN cần giúp sản phẩm tươi nhất, không bị mất nước khi chế biến, rã đông. 
Cùng với đó, thị trường ngước ngoài cũng quan tâm tới đơn vị đóng gói nhỏ từ 100-250 gr hơn là đóng gói quá to, kiểu đóng gói có cửa sổ của túi để nhìn thấy sản phẩm bên trong, hơn là đóng gói bịt kín….
 

Lê Thúy
Thoibaokinhdoanh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập182
  • Hôm nay36,116
  • Tháng hiện tại115,792
  • Tổng lượt truy cập91,289,521
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây