Học tập đạo đức HCM

Tình quân dân giữa ngàn xanh

Thứ hai - 25/09/2017 12:06
Gần 33 năm bám trụ với vùng đất khô cằn và khốc liệt sau chiến tranh, Binh đoàn 15 đã sát cánh cùng nhân dân địa phương biến Tây Nguyên thành một vùng phát triển năng động, bền vững

Tây Nguyên thanh bình và đang hồi sinh phát triển hằng ngày. Đó là cảm nhận đầu tiên của tôi khi đến Tây Nguyên lần này. Rồi ở vùng đất vốn chỉ có "cái nắng, cái gió", tôi lại được say mê với những thành tựu về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh có công sức đóng góp rất lớn của cán bộ, chiến sĩ Binh đoàn 15, Binh đoàn Tây Nguyên và lực lượng vũ trang các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông... 

Sức mạnh gắn kết

Tiết trời Tây Nguyên từ lâu được ví như tính nết của thiếu nữ mới lớn xinh đẹp nhưng hơi "chảnh". Mấy hôm nay lại ảnh hưởng bởi áp thấp nhiệt đới nên trong ngày nắng mưa thất thường, dàn trải. Chiều mặt trời đi ngủ sớm sau những cánh rừng cao su, cà phê bạt ngàn xanh tốt.

Đêm Tây Nguyên se lạnh, ngồi bên nhau cảm giác nồng ấm như ngọn lửa đâu đó lan tỏa miên man.

Tình quân dân giữa ngàn xanh - Ảnh 1.

Cán bộ Công ty 74 - Binh đoàn 15 hướng dẫn bà con dân tộc thiểu số thu hoạch điều

Ngồi bên tôi là Thiếu tướng Nguyễn Xuân Sang - Anh hùng Lực lượng Vũ trang, Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới, nguyên Tư lệnh Binh đoàn 15. Anh kể cách đây hơn 71 năm, vào ngày 19-4-1946, Bác Hồ gửi thư cho Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam tổ chức ở Gia Lai. Thư có đoạn viết: "Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau".

Từ lời Bác dạy, trong 2 cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc, quân và dân các dân tộc Tây Nguyên đã đoàn kết, sát cánh bên nhau đấu tranh anh dũng, góp phần đánh đuổi thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Ngày nay, sức mạnh đó càng được nhân lên trong cuộc chiến xóa mù chữ, chống nghèo khổ, đánh đuổi hủ tục lạc hậu, xây dựng nông thôn mới phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh, chung sức xây dựng Tây Nguyên ngày một giàu đẹp.

Gần 33 năm bám trụ với vùng đất khô cằn và khốc liệt bởi đạn bom và chất độc hóa học của Mỹ ngụy còn lại sau chiến tranh, cán bộ, chiến sĩ Binh đoàn 15 đã kề vai sát cánh cùng cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa phương không chỉ bằng công sức, mồ hôi mà cả xương máu của mình, biến vành đai biên giới Tây Nguyên thành một vùng phát triển năng động, bền vững.

Lan tỏa nhanh

Bên cạnh mô hình "Lúa nước trồng trên núi" giúp dân thoát nghèo của Công ty 72 rất thành công, các mô hình như "Bữa ăn sáng đoàn kết" của Công ty 78, "Làng công nhân biên giới" của Công ty 715… nay cũng đem lại những hiệu quả thiết thực, giúp người dân địa phương đoàn kết, giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.

Tình quân dân giữa ngàn xanh - Ảnh 2.

Cán bộ của Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Gia Lai hỗ trợ bò giống cho hộ nghèo ở Gia Lai.

Đặc biệt, mô hình "gắn kết hộ" không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn cả chính trị, xã hội, văn hóa, quốc phòng - an ninh. Từ 30 cặp hộ gắn kết ban đầu vào thời điểm năm 2006, nay đã có hơn 4.300 cặp hộ gắn kết với nhau. Họ đến với nhau hoàn toàn tự nguyện, từ không quen biết đến thân tình "tối lửa tắt đèn có nhau"; từ giúp nhau những việc nhỏ như làm chuồng trâu bò, cho con gà giống, hướng dẫn nuôi heo, bò sinh sản đến hỗ trợ vốn trồng tiêu, cà phê, cao su… Đây chính là những mắt xích kết nối "đoàn kết dân tộc" giữa người Kinh với đồng bào các dân tộc thiểu số. Nhờ vậy, hàng ngàn lao động ở 2 tỉnh Gia Lai, Kon Tum đã có cuộc sống ổn định, nhiều gia đình thu nhập 100-200 triệu đồng/năm.

Mô hình "gắn kết hộ" đã trở thành ngọn lửa giữa đại ngàn Tây Nguyên bùng sáng, lan tỏa nhanh. Trong hơn 4.300 cặp hộ gắn kết nhau của Binh đoàn 15, có 4 cặp thực sự tiêu biểu gồm: Đậu Văn Lành - Ksor Lương (Công ty 74), Nguyễn Thị Băng - Rơ Lan Hê (Công ty 75), Kpui Then - Lê Đức Oánh (Công ty 72), Rơ man En - Nguyễn Đàm Khoa (Công ty 715). Đó là những bông hoa đẹp của núi rừng Tây Nguyên về tình đoàn kết gắn bó Kinh - Thượng, đậm chất nhân văn "đồng chí - anh em".

Những cặp hộ này gắn kết với nhau hoàn toàn tự nguyện và chuyện của họ cũng hết sức chân thật nhưng lay động lòng người. Ksor Lương nói: "Gia đình tôi và gia đình anh Lành gắn kết với nhau như anh em ruột thịt, có việc gì thì cùng nhau chia sẻ. Nhờ anh Lành hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc vườn cây, cạo mủ cao su nên đồng tiền, hạt gạo cứ chạy về trong bồ, trong tủ. Mình giúp anh Lành và công nhân người Kinh biết thêm về phong tục của người Gia Rai, Ba Na. Bà con mình ngày càng no cái bụng, tiền có nhiều hơn để cho con đi học, xây nhà và mua dụng cụ sinh hoạt".

Kpui Then thì phấn khởi: "Mình không ngờ được như hôm nay. Ngày đầu mới làm quen với cây cao su, mình không biết làm gì hết. May nhờ có gia đình anh Oánh kết nghĩa, hướng dẫn cách cầm dao, mài dao và cạo mủ. Giờ thì mình đã thành thạo kỹ thuật sản xuất cao su và còn biết đầu tư, chăm sóc vườn nhà, chăn nuôi phát triển. Lương bình quân của mỗi lao động dân tộc thiểu số ở đây đã trên 6 triệu đồng/tháng. Nhiều gia đình có thu nhập từ 10-15 triệu đồng như Ksor Tiên, Rơn lan Lim, Rơ mah Phen…".

Tình quân dân giữa ngàn xanh - Ảnh 3.

Các bác sĩ ở Bệnh viện Quân y 211 (Binh đoàn Tây Nguyên) khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Gia Lai

Lan tỏa sâu rộng

 

Gặp chúng tôi sau chuyến đi kiểm tra cơ sở trở về, Thiếu tướng Đặng Anh Dũng, Tư lệnh Binh đoàn 15, cho biết: "Thời gian gần đây, mặc dù đơn vị còn những khó khăn nhất định do giá mủ cao su thấp nhưng binh đoàn lúc nào cũng ưu tiên và hướng về người lao động, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số. Riêng từ đầu năm đến nay, binh đoàn đã hỗ trợ trên 47 tấn gạo cho bà con trong mùa giáp hạt, xây 35 nhà đoàn kết; khám chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí cho 17.500 lượt người dân biên giới; tặng áo quần, sách vở, trao học bổng "Tiếp sức đến trường" cho hàng ngàn học sinh. Tiếp sức cho dân, kiên quyết không để dân đói, rét, trẻ thiếu sách vở đến trường".

Thiếu tướng Đặng Anh Dũng cũng khẳng định binh đoàn sẽ tiếp tục phát huy mô hình "gắn kết hộ" bởi xuất phát từ yêu cầu thực tế và mô hình này đang lan tỏa sâu rộng về tình đồng chí, nghĩa đồng bào, hiệu quả thiết thực, góp phần làm giàu, làm đẹp cho Tây Nguyên.

Tây Nguyên đang trải trước mắt tôi một màu xanh trù phú, màu xanh của sự sống. Một Tây Nguyên đang hồi sinh, phát triển. 

Chỗ dựa vững chắc của dân

Trong chuyến thăm một số tỉnh trên địa bàn Tây Nguyên trong tháng 4, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ghi nhận và đánh giá cao tinh thần, sức mạnh đoàn kết của các dân tộc nói chung, quân và dân nói riêng. Tổng Bí thư nhấn mạnh: "Chỉ có đoàn kết, sức mạnh từ đoàn kết mới chiến thắng kẻ thù, chiến thắng thiên tai và mang lại cuộc sống ổn định cho đồng bào. Những thành tựu về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh ở Tây Nguyên hôm nay, ngoài yếu tố lãnh đạo, quan tâm đầu tư xây dựng của Đảng, nhà nước là công sức của đồng bào các dân tộc và sự đóng góp rất lớn của cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vũ trang đóng quân trên địa bàn. Bộ đội Cụ Hồ thực sự là chỗ dựa vững chắc của nhân dân địa phương, giúp bà con phát triển kinh tế, củng cố thêm lòng tin vào sự nghiệp cách mạng của Đảng".

Thoát nghèo, xóa đói bền vững

Trên 7.100 hộ dân dọc tuyến biên giới được hưởng lợi từ những dự án và mô hình do Binh đoàn 15 tổ chức nên đã thoát nghèo, hơn 1.000 hộ xóa đói bền vững. Thiếu tướng Đặng Anh Dũng khẳng định nếu những năm qua không làm tốt công tác dân vận, không nhân rộng và phát huy những mô hình như "gắn kết hộ" thì đơn vị không thể hoàn thành tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế gắn với quốc phòng - an ninh, từng bước tạo đà và góp phần đưa Tây Nguyên phát triển mạnh cả về kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng - an ninh.

 

 
Theo Lê Quang Hồi/nld.com.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập262
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm261
  • Hôm nay36,583
  • Tháng hiện tại942,685
  • Tổng lượt truy cập91,006,078
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây