Học tập đạo đức HCM

Tổng kết 10 năm hoạt động NHCSXH Ðiểm tựa của người nghèo

Thứ ba - 16/04/2013 22:38
Ðược thành lập trên cơ sở tổ chức lại hoạt động của Ngân hàng Phục vụ người nghèo, tách ra từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (NHNo&PTNT) từ tháng 10-2002 theo Quyết định số 131/2002/QÐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) bắt đầu tạo dựng "sự nghiệp riêng" với hành trang vỏn vẹn 498 cán bộ và tổng giá trị tài sản Nợ - Có được NHNo&PTNT Việt Nam bàn giao trên sổ sách kế toán là 7.265 tỷ đồng. Qua 10 năm xây dựng và phát triển, đồng hành cùng người nghèo, hộ nghèo và các đối tượng chính sách, các thế hệ cán bộ NHCSXH đã vượt qua nhiều khó khăn thách thức, đoàn kết chung sức chung lòng, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Ðảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.

Với sự quan tâm của Chính phủ, các bộ, ngành ở Trung ương, chính quyền các địa phương, NHCSXH đã nỗ lực tập trung được nguồn lực khá lớn để cho vay ưu đãi hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách theo quy định của Chính phủ. Ðến ngày 31-12-2012, tổng nguồn vốn đạt 120.483 tỷ đồng, tăng 113.378 tỷ đồng (gấp 17 lần) so với thời điểm mới bắt đầu hoạt động, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm đạt 33,3%, trong đó nguồn vốn thực hiện tín dụng chính sách đạt 115.890 tỷ đồng. Dư nợ không ngừng tăng trưởng về quy mô và cải thiện về chất lượng. Nợ quá hạn giảm từ 13,75% khi nhận bàn giao xuống còn 1,23%.

Nhờ nguồn vốn được tập trung khai thác với tốc độ tăng trưởng khá cao, trong 10 năm qua đã có hơn 21,4 triệu lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách khác được vay vốn ưu đãi từ NHCSXH; dư nợ bình quân một hộ tăng gấp 6,4 lần (từ 2,5 triệu đồng năm 2003 lên 16 triệu đồng năm 2012); góp phần giúp hơn 2,9 triệu hộ vượt qua ngưỡng nghèo; thu hút, tạo việc làm cho gần 2,6 triệu lao động; giúp hơn 3 triệu lượt học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; xây dựng hơn 4,2 triệu công trình nước sạch và vệ sinh môi trường ở nông thôn, hơn 88 nghìn căn nhà cho hộ gia đình vượt lũ vùng đồng bằng sông Cửu Long, gần 500 nghìn căn nhà cho hộ nghèo và các hộ gia đình chính sách; hơn 98 nghìn lao động thuộc gia đình chính sách được vay vốn đi xuất khẩu lao động.

Bên cạnh đó, với tư duy và cách làm sáng tạo, NHCSXH đã xây dựng được mô hình tổ chức và phương thức quản lý tín dụng đặc thù và hiệu quả, phù hợp điều kiện thực tiễn và cấu trúc hệ thống chính trị của nước ta. Mô hình này đã củng cố thêm mối quan hệ chặt chẽ giữa ngân hàng với cấp ủy, chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội từ trung ương tới địa phương, gắn bó với người dân thông qua các tổ tiết kiệm và vay vốn do các tổ chức chính trị - xã hội thành lập (Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Ðoàn Thanh niên...). Mạng lưới có độ bao phủ rộng lớn của NHCSXH còn được thể hiện ở gần 11 nghìn điểm giao dịch.

Nhìn lại chặng đường mười năm xây dựng và phát triển, từ Quỹ cho vay ưu đãi hộ nghèo (giai đoạn 1993 - 1994) đến Ngân hàng Phục vụ người nghèo (giai đoạn 1995 - 2002) và NHCSXH ngày nay là một quá trình liên tục tìm tòi, vận dụng sáng tạo kinh nghiệm của thế giới vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam. Trải qua 15 năm kinh nghiệm hoạt động trước đây và thực tiễn mười năm qua đã khẳng định phương thức tín dụng xóa đói, giảm nghèo và mô hình tổ chức của NHCSXH theo Nghị định 78/2002/NÐ-CP của Chính phủ và Quyết định 131/2002/QÐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ là hoàn toàn phù hợp, có hiệu lực và hiệu quả cao, đã huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và của cả xã hội tham gia vào thực hiện chương trình xóa đói, giảm nghèo.

NHCSXH ra đời đã tạo cơ hội cho người nghèo và đối tượng chính sách được tiếp cận với dịch vụ tín dụng của Nhà nước; khẳng định chủ trương tập trung các nguồn vốn tín dụng có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước vào một đầu mối, tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại là phù hợp với tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế. NHCSXH ra đời cũng góp phần hạn chế tệ cho vay nặng lãi ở nông thôn, là công cụ kinh tế thực hiện vai trò điều tiết của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường, là một trong những công cụ đòn bẩy kinh tế kích thích người nghèo và các đối tượng chính sách khác có điều kiện phát triển sản xuất, cải thiện cuộc sống, tự vươn lên khẳng định vị thế của mình trong xã hội, góp phần xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Ghi nhận những đóng góp cho cộng đồng xã hội thông qua việc triển khai chính sách tín dụng ưu đãi cho mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, nhân dịp kỷ niệm mười năm hoạt động, NHCSXH đã được Nhà nước, Chính phủ, các bộ, ngành tặng nhiều phần thưởng cao quý cho các tập thể, cá nhân tiêu biểu. Trao tặng tập thể: Huân chương Ðộc lập hạng nhì,

Huân chương Ðộc lập hạng ba, ba Huân chương Lao động hạng nhì và 20 Huân chương Lao động hạng ba. Trao tặng các cá nhân: Huân chương Lao động hạng nhì, 23 Huân chương Lao động hạng ba và nhiều huân, huy chương, bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, cờ thi đua của Chính phủ, cờ thi đua của NHNN Việt Nam, bằng khen của các bộ, ngành và Tỉnh ủy, UBND các cấp.

 

BÀI VÀ ẢNH: HẢI VIỆT
theo nhandan
 
 
 
 
 Tags: ngân hàng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập303
  • Hôm nay80,121
  • Tháng hiện tại785,234
  • Tổng lượt truy cập90,848,627
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây