Học tập đạo đức HCM

Trôi nổi nghề bắt sò

Thứ hai - 29/04/2013 01:08
Sáng sớm ven âu thuyền Thọ Quang (Đà Nẵng), hàng chục phụ nữ chân mang ủng, cầm theo dụng cụ lụi cụi với công việc bắt sò thường ngày. Những phụ nữ này đều đến từ các vùng quê nghèo Quảng Nam đến.

 

Chị Lê Thị Na (40 tuổi, quê Bình Chánh, Thăng Bình, Quảng Nam) cầm cái ri - dụng cụ bắt sò, trông giống như cái đục của thợ chạm khắc gỗ, gỡ những mảng sò bám ở mép sông.

Chị Na cho biết: “Tôi ra đây bắt sò đã 2 năm. Cuộc sống ở quê nghèo đói do đất ruộng quanh năm nhiễm mặn và phèn không thể trồng trọt được gì; chăn nuôi gà, lợn thì thường xuyên dịch bệnh, bao nhiêu vốn liếng mất trắng, không còn cách nào khác phải ra đây bắt sò kiếm sống”.

Hằng ngày họ đều ngâm mình dưới nước ô nhiễm và có nhiều nguy hiểm rình rập.

Để bắt được sò phải biết con nước lớn ròng. Thường các chị làm từ 6 giờ sáng đến 12 giờ trưa, khi thủy triều lên thì nghỉ. Họ phải ngâm mình dưới nước, nạy những con sò bám vào các tảng san hô. Được bao nhiêu đem bán cho các chủ trại nuôi tôm cá, với giá 1.000 đồng/kg.

Cả buổi, người nào làm giỏi được 50kg. Như chị Lê Thị Cốc (Thăng Bình, Quảng Nam) mò cả buổi sáng được 45kg đã mừng lắm. Như vậy chị có 45.000 đồng. Chị Cốc chia sẻ, làm nghề này ngâm mình dưới nước, ngập trong rác thải bẩn thỉu, đêm về lưng đau buốt, tay chân chai sạn tê cứng. Đã vậy, lại hay dẫm phải vật sắc nhọn dưới đáy âu thuyền bị thủng chân, đứt tay.

Chị Nguyện Thị Lệ (Duy Xuyên, Quảng Nam) trông già hơn nhiều so với tuổi 24 của mình, vừa lau mồ hôi trên trán, vừa kể: “Làm cả đêm, cả ngày cũng được 70.000 đồng, cố gắng tiết kiệm 1 nửa gửi về nhà, tiền ăn không đủ, nói gì tới mua ủng, găng để bảo vệ mình”.

Với chị Lệ, còn trẻ, còn có sức khỏe đi bắt sò đã là an toàn vì: “Có rất nhiều cụ già trên 60 cũng đi bắt sò mưu sinh. Rất nhiều cụ bị ảnh hưởng sức khỏe, bị con nước quật ngã nhưng cũng chẳng biết kêu ai”.

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Kế hoạch sô 249/KH-VPĐP

Triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và CĐS” của VPĐP thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh

Thông báo số 15-TB/BCĐ

Kết luận của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng ban chỉ đạo tỉnh về phát triển khoa học, công nghệ, ĐMST và CĐS

Thông báo số 339/TB-VPCP

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị toàn quốc tổng kết các Chương trình mục tiêu quốc gia: xây dựng NTM và giảm nghèo bền vững

Kế hoạch số 344/KH-UBND

Tuyên truyền Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Kế hoạch số 329/KH-UBND

Triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua ĐMST và CĐS” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập89
  • Hôm nay36,533
  • Tháng hiện tại626,757
  • Tổng lượt truy cập102,386,300
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Lê Ngọc Huấn - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây