Ông Nguyễn Văn Út vươn lên làm giàu nhờ dừa Mã Lai |
Ông Nguyễn Văn Út, ấp Bình Phong, xã Tân Mỹ Chánh, TP Mỹ Tho cho biết: Lúc trước ông trồng lúa và nhãn, nhưng năng suất không cao, giá cả bấp bênh nên chuyển sang giống trồng dừa Mã Lai. Cây trồng này cho thu hoạch quanh năm. 1.000m2 có thể trồng 40 cây, mỗi cây thu hoạch được 1 chục dừa (12 trái) mỗi tháng.
Giá dừa cao nhất vào mùa nắng, đỉnh điểm là tháng 3 - 4 có thể lên tới 120 ngàn đồng/chục. Năm 2016, từ 5.000m2 đất trồng dừa Mã Lai, ông có thu nhập 300 triệu đồng.
Không riêng gì ông Út, nhiều nông dân khác cũng thu được hiệu quả cao từ giống dừa này. Từ đó phong trào trồng dừa Mã Lai lan tỏa khắp xã Tân Mỹ Chánh, tập trung nhiều nhất ở ấp Bình Phong. Ông Nguyễn Văn Hai ở xã Trung Hòa, huyện Chợ Gạo cho biết: “Trồng dừa Mã Lai sau 2 năm cho thu hoạch, ít sâu bệnh, chỉ có bọ cánh cứng. Cách trị bệnh này đơn giản, không tốn nhiều thuốc BVTV. Mỗi tháng thu hoạch 1 lần, thương lái tới tận nhà để hái và vận chuyển.
Ông Trương Văn Cho, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV Tiền Giang cho biết, toàn tỉnh có khoảng 14.000ha dừa Mã Lai. Đây là giống dừa có nhiều ưu điểm như vỏ mỏng, gáo to, nước ngọt thơm.
Nhiều nhà vườn trồng dừa Mã Lai cho biết, nếu giá dừa chỉ ở mức thấp 50.000 đồng/chục thì người trồng vẫn có lãi. Đây được xem là một trong những mô hình chuyển đổi cây trồng phù hợp với tình hình biến đổi khí hậu hiện nay.
Theo: Diệu Phong/nongnghiep.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã