Từ sữa tươi sạch, thức uống thảo dược ngọt ngào…
Trung tâm vắt sữa số 3 của trang trại TH là điểm tham quan quen thuộc với nhiều vị khách tới trang trại. Điểm ấn tượng nhất tại đây là bò được tắm và làm mát trước khi vắt sữa. Chân bò được đeo chíp-Perometer, toàn bộ thông tin về bò được truyền vào hộp nhận tín hiệu tại Trung tâm vắt sữa và cập nhật vào máy tính.
Phối cảnh 3D của nhà máy sẽ hình thành trong tương lai
Hệ thống vắt sữa ở đây được khép kín hoàn toàn. Từ khi sữa được vắt từ bầu vú bò cho đến khi sữa đến tay người tiêu dùng không hề có một chút không khí nào lọt vào. Không khí không thể lọt vào, có nghĩa các vi khuẩn có hại không thể thâm nhập vào sữa. Vì thế sữa TH true MILK vẫn giữ được sự tươi, sạch, thơm ngon, tinh khiết, bổ dưỡng vì hàm lượng chất dinh dưỡng vẫn còn nguyên vẹn. Vì thế, TH true MILK tự tin về chữ “sạch” trong sản phẩm của mình.
Phó Chủ tich thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng tham dự Lễ Khởi công Nhà máy chế biến quả và nước hoa quả công nghệ cao của Tập đoàn TH
Sau sữa tươi, tập đoàn TH đầu tư trang trại trồng rau sạch mang thương hiệu FVF, thức uống thảo dược TH true Herbal… Với các dòng thực phẩm này, tiêu chí tươi, sạch được đặt lên hàng đầu. Hơn hết, về tiêu chuẩn sản xuất, TH triển khai áp dụng tiêu chuẩn hữu cơ Châu Âu và Mỹ.
Trong các trang trại của TH, rau má, lạc tiên hữu cơ phát triển xanh tốt, hoàn toàn không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa chất. Sản phẩm chế biến từ các loại thảo dược tươi lành này cũng không sử dụng chất bảo quản, mà sử dụng công nghệ tiệt trùng để giữ hương vị sản phẩm tươi ngon.
Tới sản phẩm hoa quả “đầu tiên tại Việt Nam”
Theo Bộ NNPTNT, Việt Nam là thiên đường của các loại cây ăn quả nhiệt đới và có tiềm năng phát triển mạnh. Tuy nhiên, do thiếu tính tuân thủ và phụ thuộc đầu ra vào thương lái, thị trường xuất khẩu chủ yếu sang Trung Quốc khá bấp bênh nên nhiều vùng trồng hoa quả không thể mở rộng, nông dân làm ăn manh mún.
Cùng với đó, công nghệ chế biến quả của Việt Nam còn lạc hậu (có những nhà máy còn sử dụng công nghệ chế biến cách đây 15-20 năm) nên khó cạnh tranh.
Đội ngũ lãnh đạo của Tập đoàn TH và lãnh đạo tỉnh Sơn La đặt quyết tấm sớm đưa nhà máy vào vận hành trong năm 2019, quy hoạch vùng nguyên liệu, tạo việc làm cho nông dân.
Với tư duy “đi tắt đón đầu”, tập đoàn TH đã khảo sát và xây dựng một nhà máy có thể tạo mốc lịch sử trong ngành chế biến quả của Việt Nam, đó là nhà máy chế biến nước cam, nhãn, chanh leo cô đặc và tiếp tục nghiên cứu để cô đặc quả xoài, sơn tra- vốn là 2 loại quả đặc sản của tỉnh Sơn La và các tỉnh miền núi phía Bắc.
Trong số các loại hoa quả này, có cam, nhãn là 2 loại quả đầu tiên được nghiên cứu ép cô đặc. Lều Nguyệt Ánh, Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu và Phát triển (R&D) của tập đoàn TH cho biết, là đơn vị đầu tiên áp dụng cô đặc cam, nhãn trên thiết bị công nghệ cao của Đức, Ý, tập đoàn TH dự kiến sẽ tạo nguồn nguyên liệu nước quả mới cho các nhà máy chế biến nước quả ở Việt Nam, tạo ra dòng sản phẩm mới từ “kho tàng” hoa quả nhiệt đới.
Để tạo vùng nguyên liệu, TH sẽ hợp tác với nông dân thông qua các Hợp tác xã, thành lập các khu vực trồng cây ăn quả tập trung và kiểm soát quy trình trồng trọt. Tập đoàn này hướng tới tiêu chuẩn sản xuất hữu cơ- tiêu chuẩn cao nhất trong sản xuất nông nghiệp để có những sản phẩm sạch.
Hoa quả sạch kết hợp với chế biến công nghệ cao, đó là bí quyết để TH chinh phục thị trường nước hoa quả vốn đã có nhiều “ông lớn” trong ngành.
Dự án Nhà máy chế biến quả và đồ uống nước hoa quả công nghệ cao của Tập đoàn TH vừa được khởi công ngày 25.1 có tổng mức đầu tư 1.200 tỷ đồng. Giai đoạn I, nhà máy sẽ chế biến hoa quả dạng cô đặc để cung cấp nguyên liệu cho các đơn vị chế biến nước ép trái cây. Giai đoạn II, Nhà máy sản xuất sản phẩm nước hoa quả đóng chai để bán trực tiếp cho người tiêu dùng trong và ngoài nước. |
Theo Bảo Anh/Vietnamnet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã