Học tập đạo đức HCM

Ứng dụng công nghệ cao để khai thác hết tiềm năng

Thứ năm - 03/05/2018 21:04
Phát triển nông nghiệp đô thị (NNĐT) theo hướng ứng dụng công nghệ cao gắn với liên kết tiêu thụ, được xem là giải pháp khả khi nhằm khai thác hết tiềm năng của NNĐT trong tương lai.

Tiềm năng lớn

Theo Trung tâm Khuyến nông (Sở Nông nghiệp- PTNT), thời gian qua các mô hình sản xuất NNĐT tại Vĩnh Long đã được đầu tư áp dụng có hiệu quả kinh tế cao như trồng hoa phong lan, rau sạch hộ gia đình, kiểng bon sai, nuôi rắn ri voi, ba ba,...

Hiện Vĩnh Long có khoảng 30 CLB hoa, cây kiểng, cá cảnh với trên 5.000 thành viên và có gần 600 điểm sản xuất, kinh doanh sinh vật cảnh. Tuy quy mô nhỏ, phân tán nhưng bước đầu đã góp phần định hướng cho việc chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp điều kiện sản xuất NNĐT.

Theo ông Trương Vĩnh Yên- Giám đốc Trung tâm Khuyến nông, thời gian qua, trung tâm đã hỗ trợ chuyển giao khoa học kỹ thuật, hướng dẫn người dân đô thị chuyển dịch sản xuất theo hướng đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi và cách canh tác hợp lý trên cơ sở tận dụng quỹ đất còn lại, phù hợp điều kiện tự nhiên, điều kiện sản xuất và đáp ứng nhu cầu thị trường.

Trước mắt, tập trung phát triển NNĐT ở 2 đơn vị hành chính đang có tốc độ đô thị hóa nhanh là TP Vĩnh Long và TX Bình Minh. Thời gian tới, sẽ mở rộng ra các khu vực thị trấn, thị tứ và các vùng ven đô khác trong tỉnh.

Cũng theo ông Trương Vĩnh Yên, kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả NNĐT là lựa chọn các mô hình phù hợp với từng khu vực.

Cụ thể đối với các khu vực đô thị và ven đô có đất sản xuất nông nghiệp ít lại nằm sâu trong hẻm, các ấp thì tập trung các mô hình NNĐT tự cung tự cấp như rau mầm, rau sạch hộ gia đình, rau sử dụng giá thể hữu cơ sinh học hoặc bố trí các mô hình NNĐT có kết hợp xây dựng tổ nhóm liên kết, CLB để hỗ trợ tìm đầu ra cho các sản phẩm (phong lan, kiểng lá, cây nguyên liệu,…)

Các khu vực tương đối thuận lợi về quy mô, diện tích thì phát triển các mô hình NNĐT chuyên canh đặc sản, sinh thái, du lịch.

Tiến tới tập trung xây dựng, phát triển các mô hình NNĐT mang nét đặc trưng riêng biệt có giá trị kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, giải trí. Sản phẩm phải tích tụ hàm lượng chất xám, công nghệ cao, diện tích không lớn nhưng hiệu quả kinh tế cao.

Cần ứng dụng công nghệ cao

Mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với hệ thống thủy canh Autopot được áp dụng tại Vĩnh Long.
Mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với hệ thống thủy canh Autopot được áp dụng tại Vĩnh Long.

Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp- PTNT, việc sản xuất nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh thời gian qua mới chỉ áp dụng thử nghiệm trên quy mô nông hộ, chưa thể làm đại trà quy mô lớn.

Chưa kể phần lớn các mô hình NNĐT vẫn còn nhỏ lẻ, tốc độ phát triển chậm cả về quy mô và số hộ tham gia sản xuất.

Nguyên nhân do sản xuất còn manh mún nên khó đưa khoa học kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất. Trình độ và khả năng tiếp cận ứng dụng khoa học công nghệ của người dân còn hạn chế cũng như khả năng chuyển giao của cán bộ kỹ thuật trong ngành còn thấp.

Một trong những cái khó là kinh phí đầu tư công nghệ cao khá lớn, vượt khả năng của nông dân trong khi thiếu doanh nghiệp có tiềm lực về chuyển giao khoa học công nghệ.

Ngoài ra, việc chưa hình thành được mối liên kết sản xuất- tiêu thụ, trong khi thị trường tiêu thụ sản phẩm NNĐT ứng dụng công nghệ cao chưa nhiều, giá cả chưa có sự khác biệt với các sản phẩm thông thường nên chưa khuyến khích được người dân đầu tư sản xuất.

Theo ông Nguyễn Văn Liêm- Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp-PTNT, bình quân đất sản xuất nông nghiệp của mỗi hộ gia đình ở Vĩnh Long rất ít, chỉ khoảng 0,4- 0,6 ha/hộ.

Trước tình hình đô thị hóa ngày càng nhanh cộng với những khó khăn do biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn, thì việc phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nhằm mang lại hiệu quả, nâng cao thu nhập cho người dân là hết sức cần thiết.

Ngoài ra, việc áp dụng các giải pháp công nghệ cao còn giúp tạo ra sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng.

Trong chuyến làm việc tại Vĩnh Long gần đây, ông Trần Văn Khởi- quyền Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia- cho rằng, thời gian tới Vĩnh Long cần đẩy mạnh chuỗi liên kết giá trị trong sản xuất NNĐT, quy hoạch cụ thể về vùng sản xuất chỉ dẫn địa lý, từng nhóm đối tượng được ưu tiên sản xuất. Đồng thời nâng cao năng lực tiếp cận của nông dân về lựa chọn cây, con giống, công nghệ.

Năm 2018 sẽ là năm tăng cường công tác khuyến nông, nhằm đưa công nghệ cao sản xuất để người dân được hưởng lợi nhiều hơn.

Bài, ảnh: THÀNH LONG/baovinhlong.com

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập281
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại820,181
  • Tổng lượt truy cập90,883,574
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây