Theo "Sổ tay hướng dẫn xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật" do Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp biên soạn, trước hết, đối với quản lý nhà nước và chỉ đạo triển khai nhiệm vụ của cơ sở, xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật có tác động trực tiếp đến hoạt động của chính quyền các cấp, nhất là cấp xã.
Việc đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật sẽ giúp chính quyền cấp xã thấy được những tồn tại, hạn chế trong chỉ đạo, điều hành, triển khai các nhiệm vụ chuyên môn để có giải pháp khắc phục, thực hiện đạt kết quả tốt hơn.
Xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật còn góp phần tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước, thực thi nhiệm vụ chuyên môn của chính quyền cấp xã. Ảnh minh họa |
Qua đánh giá, công nhận, xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật còn góp phần tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước, thực thi nhiệm vụ chuyên môn của chính quyền cấp xã; nâng cao ý thức trách nhiệm, hiệu quả thực thi công vụ của cán bộ,công chức cấp xã; đồng thời đề xuất, kiến nghị hoàn thiện thể chế, chính sách về xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, cũng như công tác thi hành pháp luật, góp phần nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật.
Đối với quản lý xã hội, nội dung của các tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật đều có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến các tổ chức, cá nhân trong xã hội. Việc chấm điểm, đánh giá kết quả thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu chính là chấm điểm, đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ thuộc thẩm quyền và phạm vi của chính quyền và cán bộ, công chức cấp xã (có nhiệm vụ mang tính quản lý, có nhiệm vụ tổ chức thực hiện trực tiếp…).
Qua thực hiện các tiêu chí tiếp cận pháp luật và xây dựng, đánh giá xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, các tổ chức, cá nhân sẽ được bảo đảm thực hiện quyền của mình, nhất là các nhóm quyền như: Bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội; thực hiện đúng pháp luật giải quyết khiếu nại, tố cáo; quyền tiếp cận thông tin pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật; bảo đảm giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của cấp xã đúng quy định; được giải quyết các tranh chấp, mẫu thuẫn thông qua hòa giải ở cơ sở; tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội và phát huy dân chủ ở cơ sở…
Việc bổ sung “xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật” là tiêu chí thành phần của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 đã khẳng định rõ vị trí, vai trò quan trọng của nhiệm vụ này nói riêng và pháp luật nói chung trong xây dựng nông thôn mới và thực hiện chủ trương “Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn…xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao…” của Đảng và Nhà nước ta ; giữ vững mục tiêu bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội khu vực nông thôn, đồng thời có biện pháp hạn chế tiêu cực, tệ nạn xã hội; giải quyết có hiệu quả, kịp thời các mâu thuẫn, tranh chấp trên địa bàn dân cư.
Thế Vinh/http://phapluatxahoi.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã