Học tập đạo đức HCM

Vấn đề quy hoạch trong xây dựng nông thôn mới

Thứ sáu - 22/03/2013 00:16
Xây dựng nông thôn mới (NTM) đương nhiên phải “đi” từ việc làm đầu tiên là quy hoạch. Quy hoạch phải được thể hiện trong bản vẽ bản đồ quy hoạch, kèm theo thuyết minh về nội dung.
Quy hoạch xây dựng NTM hiện nay riêng phần quy hoạch dành cho nội dung: điện, trường, trạm, nhà văn hoá xóm, bản… phần lớn các địa phương cơ bản ít có sự thay đổi lớn. Như vậy chỉ tập trung nhiều nhất là quy hoạch phát triển nông nghiệp và đường giao thông nông thôn, giao thông đồng ruộng gắn với hệ thống thuỷ lợi.

Từ các nội dung của quy hoạch được phê duyệt đó để chính quyền các địa phương và người chỉ đạo thực hiện bám lấy quy hoạch đó để thực hiện cho hôm nay và cả trong tương lai. Nhưng thật khó hiểu trong việc xây dựng quy hoạch NTM hiện nay không chỉ có đoàn quy hoạch nông nghiệp thuỷ lợi đảm nhiệm mà còn có nhiều đoàn quy hoạch khác cũng tham gia như: đoàn quy hoạch lâm nghiệp, đoàn quy hoạch kiến trúc, công ty tư vấn xây dựng… thậm chí có những đoàn quy hoạch nhận sinh viên mới ra trường không hiểu gì về nông nghiệp, nông thôn vẫn tham gia quy hoạch xây dựng NTM. Trao đổi với chúng tôi, ông Dương Xuân Đường, Trưởng đoàn quy hoạch nông nghiệp thuỷ lợi Nghệ An đã nói: Chuyện xây dựng quy hoạch nông thôn mới hiện nay bất chấp cơ quan nào là đơn vị chuyên sâu, chuyên về quy hoạch nông nghiệp nông thôn và thuỷ lợi mà còn có những đơn vị không hiểu biết mấy về nông nghiệp nông thôn, không chuyên sâu về quy hoạch nông nghiệp – thuỷ lợi họ vẫn làm, đó là chuyện thường tình ở Nghệ An.

Muốn hay không thì nội dung cơ bản, mục tiêu chủ yếu sau khi tiến hành xây dựng NTM đời sống vật chất, tinh thần, học hành, khám chữa bệnh, đường sá đi lại, cơ sở vật chất phục vụ sản xuất, phục vụ đời sống … phải hơn hẳn trước khi chưa xây dựng NTM. Để có được như vậy, thì cái cơ bản là phải đổi mới cơ cấu kinh tế giữa các ngành. Tuỳ theo lợi thế của mỗi địa phương như: trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, lâm nghiệp, ngành nghề, dịch vụ … Tất cả đều được thể hiện trong khi xây dựng NTM.

Chỉ tính riêng ngành trồng trọt cũng có bao nhiêu cây trồng khác nhau phải được thể hiện trong quy hoạch, đó là các cây: lúa, ngô, khoai, lạc, sắn, mía, cà phê, cao su, đồng cỏ phục vụ chăn nuôi …

Trong số những cây trồng đó, mỗi địa phương chọn lấy một đến hai hoặc nhiều lắm là ba cây trồng chủ lực có lợi thế về năng suất cao, chất lượng tốt, có giá trị trên thị trường để sản xuất hàng hoá nhằm thu lại giá trị kinh tế cao cho người sản xuất. Nếu đất ở đó có lợi thế về cây lúa nhưng chất lượng gạo kém thì cần phải đổi mới cơ cấu giống đạt tiêu chuẩn lúa gạo chất lượng cao để sản xuất lúa hàng hoá. Nhưng để có lúa gạo hàng hoá thì phải trên cơ sở dồn điền, đổi thửa, quy hoạch xây dựng vùng sản xuất lúa gạo hàng hoá kết hợp xây dựng cánh đồng mẫu lớn.

Như vậy, sau dồn điền đổi thửa là một loạt các phương án kinh tế kỹ thuật được đề ra nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao như việc đổi mới cơ cấu cây trồng, đổi mới cơ cấu giống, bố trí sản xuất thành vùng tập trung theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với cánh đồng mẫu lớn để đưa cơ giới hoá vào sản xuất nông nghiệp.

Hay là việc xây dựng giao thông nông thôn, giao thông đồng ruộng cũng phải được thể hiện đầy đủ các nội dung cần thiết phải có, đó là: giao thông đồng ruộng phải được kết hợp với xây dựng cả một hệ thống thuỷ lợi bao gồm cả tưới và tiêu. Giao thông nông thôn ngoài tiêu chí quy định về chất lượng đường, chiều rộng mặt đường, còn có một nội dung rất quan trọng, đó là đường phải xanh, sạch, đẹp.

Nhưng xem ra không ít địa phương chỉ coi trọng làm đường, bê tông hoá đường, còn hai bên đường không có mương thoát nước kèm theo, không có đất để trồng cây xanh và cả làng xóm đường bê tông, tường rào bê tông, tường nhà bê tông, đường sá vắng bóng cây xanh… Làm như vậy thì không thể có làng xóm xanh, sạch, đẹp để có một cuộc sống thanh bình và khoẻ mạnh.

… Xây dựng NTM gồm 19 tiêu chí, đồng thời cũng là 19 nội dung cơ bản trong quá trình xây dựng NTM hiện nay. Đằng sau mỗi chỉ tiêu là một loạt các giải pháp kinh tế kỹ thuật, biện pháp tổ chức chỉ đạo để đạt được mục tiêu đề ra. Những vấn đề trao đổi trên đây chúng tôi chỉ mới gợi mở một số ý kiến xung quanh việc sau khi đã dồn điền đổi thửa và cùng với việc xây dựng giao thông nông thôn, giao thông đồng ruộng để chúng ta cùng suy ngẫm và tiếp tục trao đổi.

Theo baonghean.vn
 Tags: quy hoạch

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập152
  • Hôm nay30,303
  • Tháng hiện tại975,367
  • Tổng lượt truy cập91,038,760
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây