Đau đầu chất lượng giống
Theo kế hoạch, vụ tôm nước lợ 2013, ĐBSCL thả nuôi với diện tích gần 600.000 ha đồng nghĩa với việc cần khoảng 30 tỷ con giống. Mặc dù dịch bệnh làm tôm chết sớm trong năm 2012 vẫn chưa tìm được nguyên nhân nhưng chất lượng con giống khiến người nuôi tôm quan tâm nhất. Ông Bùi Tùng Phong, một người nuôi tôm ở Nghi Xuân, Hà Tĩnh cho biết: Năm 2012, dịch bệnh làm tôm thiệt hại lớn, sang vụ 2 nuôi bằng 1/3 diện tích mà vẫn thất bại. Lấy tôm giống ở đâu cũng bị chết, không chỉ chết sớm mà còn chết muộn (sau 1 - 1,5 tháng). Mỗi năm trại nuôi tôm của ông cần 4 - 5 triệu tôm giống, tuy nhiên theo ông thì con giống hiện nay đang bị ảnh hưởng bởi hội chứng gan tụy nên nỗi lo lớn về chất lượng tôm giống chính là bệnh này. Nếu không tìm ra nguyên nhân, giải pháp thì nhiều người bỏ đồng tôm. “Hiện nay nguồn tôm bố mẹ đang bị cạn kiệt, quản lý còn lỏng lẻo chất lượng tôm giống. Trong thời gian tới cần quản lý chặt chẽ về vi sinh, thuốc thú y thủy sản, tìm giống kháng bệnh, gia hóa tôm bố mẹ để nâng cao chất lượng tôm giống”, ông Võ Hồng Ngoãn, một người nuôi tôm ở Bạc Liêu cho biết thêm.
Tôm giống - Ảnh: Phan Thanh Cường
Để quản lý chất lượng tôm giống năm 2013, nhiều địa phương đã có những biện pháp cụ thể. Ông Phan Đình Thịnh, Chi cục trưởng Chi cục NTTS tỉnh Ninh Thuận cho biết: Mỗi năm tỉnh cần khoảng 17 tỷ con giống tôm sú, tôm thẻ chân trắng, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, để đảm bảo nguồn con giống phục vụ sản xuất, năm 2013, tỉnh tiếp tục tăng cường quản lý chất lượng tôm giống thông qua kiểm soát tôm bố mẹ, việc gia hóa, di nhập tôm bố mẹ.
Đâu là giải pháp?
Nắm bắt được nhu cầu về tôm giống, nhất là giống tôm thẻ chân trắng sạch bệnh, nên nhiều doanh nghiệp sản xuất tôm giống ở ĐBSCL đã mở rộng sang sản xuất giống tôm thẻ chân trắng từ nguồn tôm bố mẹ sạch bệnh nhập từ nước ngoài. Khi những con giống chất lượng tốt được tung ra thị trường thì người nuôi có cơ hội được tiếp cận với con giống tốt, thêm sự lựa chọn, phần nào giảm bớt được nỗi lo.
Không chỉ có con giống mà người nuôi tôm và cả ngành tôm còn phải đối mặt với nhiều khó khăn như dịch bệnh; nguồn nguyên liệu đầu vào (đặc biệt là thức ăn) tăng cao; dư lượng Ethoxyquin tồn dư trong sản phẩm; giá tôm nguyên liệu biến động thất thường, đầu ra không ổn định. Đây là những vấn đề “nóng” đã tồn tại song hành cùng ngành tôm nhiều năm nay và đã được đưa lên bàn “mổ xẻ” nhưng bệnh tình vẫn chưa dứt và còn có xu hướng trầm trọng thêm, nguy cơ thành bệnh mãn tính bởi theo một người dân nuôi tôm thì, chỉ riêng thức ăn nuôi tôm đã chiếm đến 60% chi phí, 95% doanh nghiệp sản xuất thức ăn tôm là doanh nghiệp FDI nên có lẽ việc ổn định giá thức ăn tôm (không tăng) là rất khó.
Có một thực tế là ngành tôm đang chờ những giải pháp, nhưng đến vụ mới người nuôi tôm không thể chờ được mà vẫn phải thả tôm, giữa bộn bề lo lắng.
>> Theo Bộ NN&PTNT, năm 2013, diện tích nuôi tôm nước lợ cả nước đạt 660.000 ha, trong đó, tôm sú 620 ha, tôm thẻ chân trắng 40 ha. Theo đó nhu cầu con giống rất cao, riêng ĐBSCL cần khoảng 30 tỷ con giống trên diện gần 600.000ha. |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã