Học tập đạo đức HCM

“Vị cứu tinh” cho nghề dệt thổ cẩm

Thứ hai - 15/10/2012 06:03
Dân làng Phung 1, xã Biển Hồ, TP. Pleiku (Gia Lai) coi chị Rơ Lan Bel như một “vị cứu tinh” cho nghề dệt thổ cẩm truyền thống vốn đang có nguy cơ lụi tàn giữa cuộc sống hiện đại hối hả…

 

“Khó mấy cũng phải làm!”

Chị Rơ Lan Bel năm nay 38 tuổi nhưng đã làm quen khung cửi, chỉ dệt từ khi lên 10. Mẹ chị bảo: Phải biết dệt thổ cẩm mới là con gái Jarai. Các sản phẩm của chị ngày càng tinh xảo và niềm đam mê với nghề truyền thống cũng ngày càng sâu đậm.

Chị Rơ Lan Bel (phải) hướng dẫn kỹ thuật dệt vải thổ cẩm cho một bạn trẻ.

Từ niềm đam mê ấy mà 5 năm nay chị đảm nhiệm vai trò Chủ nhiệm Câu lạc bộ (CLB) Dệt thổ cẩm xã Biển Hồ với gần 100 hội viên. Trong gian nhà mới còn thơm mùi sơn của chị xếp ngăn nắp những khung cửi, chỉ màu và những sản phẩm thổ cẩm tinh xảo do chính tay những chị em trong CLB tạo ra.

Chị tiếp chuyện tôi trong khi tay vẫn thoăn thoắt dệt cửi. Dừng tay ngắm nghía lại tấm vải đang dệt dang dở, chị nở nụ cười mãn nguyện: "Bản thân tôi cũng không dám tin sẽ có được kết quả như ngày hôm nay đâu. Ngày trước còn tưởng không còn ai mặn mà với nghề nữa".

Chị nhớ lại những ngày đầu đi đến từng nhà vận động chị em tham gia, nhưng chỉ nhận được những cái lắc đầu ngán ngẩm. Không bỏ cuộc, đi một lần không được, chị đi hai - ba lần... Cuối cùng, chị cũng nhận được vài cái gật đầu tham gia, chị vui khôn tả.

Khi nhìn thấy lợi ích của CLB, ngày càng nhiều chị em đến xin tham gia. Bà Nghích, 50 tuổi, là một thợ dệt giỏi nhưng từ ngày vào CLB, sản phẩm của bà mới được nhiều người biết đến. Bà xúc động nói: "Mình phải cảm ơn Rơ Lan Bel nhiều lắm! Già rồi tưởng không làm được gì nữa, nay hóa ra lại có tiền phụ giúp con cháu".

Ngoài những người đã biết dệt như bà Nghích, CLB dệt thổ cẩm của Rơ Lan Bel còn có rất nhiều cô gái trẻ đến học nghề. Em Vin (17 tuổi) cho biết: "Em rất thích dệt nhưng ngày trước không biết học ở đâu, nay nhờ có CLB của cô Bel, em đã biết dệt, dù chưa đẹp nhưng em thích lắm".

Lo tồn tại của nghề

Niềm vui có được CLB để bảo tồn nghề truyền thống chưa trọn vẹn khi đầu ra cho sản phẩm chưa ổn định. Chị chủ nhiệm chia sẻ: Sản phẩm dệt thổ cẩm của người Jarai rất bền đẹp, tinh xảo, nhưng làm thủ công nên giá thành lại cao, khó tiêu thụ. Mình đang lo cho sự tồn tại bền vững của nghề.

“Nhờ có CLB của cô Bel, em đã biết dệt, dù chưa đẹp nhưng em thích lắm".

Được biết, một bộ đồ truyền thống Jarai hoàn chỉnh có giá 1,2 triệu đồng. Ai dệt nhanh nhất cũng chỉ được 3 bộ/tháng. Nhưng ở CLB này không ai dệt nhiều đến vậy vì không có đầu ra.

Theo chị Bel, những bộ đồ truyền thống chỉ bán được cho những chị em người Jarai trong tỉnh không biết dệt mua để mặc vào dịp lễ hội hay đi lễ nhà thờ. Ngoài ra, những sản phẩm như túi xách, ví, khăn quàng cũng khó có đầu ra…

Một trăn trở nữa là dù mang tiếng CLB Dệt thổ cẩm xã Biển Hồ nhưng không có được một nhà trưng bày nhỏ nhằm giới thiệu sản phẩm. Chị Bel buồn bã: " Ít khách tham quan lắm, có năm không có lấy một người. Mình không có điều kiện để phát triển nên có khi họ đến một lần rồi thôi".

 

Ngày 15/10/2012 - Theo danviet.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập173
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm167
  • Hôm nay34,561
  • Tháng hiện tại996,130
  • Tổng lượt truy cập91,059,523
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây