Học tập đạo đức HCM

Vị thế nông dân

Thứ sáu - 24/04/2015 00:28
Ngày càng nhiều loại nông sản Việt Nam rơi vào thảm cảnh "tới mùa rớt giá”, bất kể được hay mất mùa, cùng với hiện tượng liên tục bị ùn tắc tại cửa khẩu càng làm cho người nông dân lâm vào tình thế bế tắc. Cung không tới được cầu, không chỉ xảy ra nhất thời mà gần như đã trở thành quy luật diễn đi diễn lại trong thời gian dài khiến cho người nông dân luôn phải đối mặt với rủi ro, bất trắc; một phần nguồn lực quốc gia bị lãng phí. Về sâu xa, còn cho thấy sự bất cập của một nền nông nghiệp manh mún và một hệ thống thương mại có vấn đề.
 
Mùa hành tím
 
Một quan chức ở Bộ Công thương khi được hỏi về vai trò quản lý nhà nước của Bộ này ở đâu mà liên tục để diễn ra tình trạng dưa hấu bị ép giá đã cho biết: "Nguyên nhân chính là do người nông dân chưa sản xuất theo tín hiệu của thị trường”. Vị quan chức này còn cảnh báo: "Nếu không từ bỏ tư duy tự phát, manh mún và sản xuất không có kế hoạch, không chỉ vụ này mà nhiều vụ khác nữa dưa hấu cũng sẽ rớt giá”. Trên thực tế, không chỉ dưa hấu mà hàng loạt mặt hàng nông sản khác của Việt Nam như thanh long Bình Thuận, nhãn lồng Hưng Yên, vải thiều Bắc Giang, cà phê Tây Nguyên, rau củ Đà Lạt, hành tím Sóc Trăng, chôm chôm miền Đông-Tây Nam Bộ, lúa gạo đồng bằng sông Cửu Long… cũng liên tục rơi vào tình cảnh tương tự trong hàng chục năm qua. 
 
Có thể nói cho tới nay, hiếm có người nông dân nào tiếp cận  được các dữ liệu về quy hoạch, về nhu cầu của thị trường với từng loại nông sản để có thể tự lên kế hoạch cho mình. Việc nông dân phải sản xuất tự phát, chạy theo phong trào trong một thời gian dài tới hàng chục năm qua là kết quả tất yếu của tình trạng "mù thông tin” mà lẽ ra các cơ quan chức năng từ Trung ương tới địa phương có trách nhiệm phải nắm bắt, tổng hợp, phổ cập và tạo điều kiện thuận lợi cho người nông dân tiếp cận. Chưa kể, các kho dữ liệu và tính cập nhật sát với thực tế có liên quan tới thị trường nông sản nội địa và xuất khẩu của các ngành chức năng trong từng thời điểm hay dài hạn không hẳn đã được thực hiện đầy đủ chức trách. Chẳng hạn như trong lĩnh vực thương mại, Bộ Công thương có vai trò chủ yếu trong việc xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường xuất khầu lẫn nội địa. Để làm được  điều đó, một yêu cầu hết sức quan trọng là phải nắm bắt được thông tin chính xác về nhu cầu của thị trường và khả năng cạnh tranh của hàng hóa trong nước để làm cơ sở cho việc tổ chức sản xuất nội địa. Bộ Công thương cần xây dựng cơ chế để liên tục có những cuộc điều tra, nghiên cứu nắm bắt thông tin kịp thời về nhu cầu của những thị trường quan trọng liên quan tới các mặt hàng thế mạnh nội địa, có các tổng hợp dữ liệu cùng các dự báo hàng năm. Chẳng hạn như cần phải biết rõ nhu cầu thị trường xuất khẩu sang Trung Quốc hay một số thị trường điểm khác về các loại nông sản chủ yếu… Và cung cấp thông tin cho các cơ quan, địa phương có nhu cầu trong cả nước một cách nhanh chóng.
 
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT), phối hợp bằng cách tham khảo các thông tin dự báo thị trường  từ Bộ Công thương để xác định diện tích canh tác cho từng loại mặt hàng. Qua hệ thống ngành dọc của mình, Bộ NN-PTNT cần có những cảnh báo, khuyến cáo kịp thời cho từng vùng, từng địa phương tới tận các huyện, xã khi diện tích canh tác có xu hướng vượt ngưỡng. Đến lượt mình, chính quyền địa phương các cấp không chỉ làm quy hoạch trên giấy mà cần có trách nhiệm thật sự với cuộc sống của người nông dân trong việc thường xuyên cung cấp các thông tin khuyến cáo, chỉ dẫn kịp thời về mùa vụ và thị trường cho họ. 
 
Một thành phần khác cũng có vai trò không kém quan trọng chính là các hệ thống tổ chức từ trung ương tới địa phương của Hội Nông dân, Hiệp hội ngành nghề, các hợp tác xã… Các tổ chức này nếu thực thi đầy đủ chức trách sẽ phải kịp thời sát sao, đồng hành cùng nông dân trong định hướng mùa vụ, cây trồng cũng như thông tin về thị trường.
 
Đáng tiếc là cho tới nay, sau hàng chục năm tham gia vào thị trường xuất khẩu lẫn nội địa, người nông dân Việt Nam vẫn còn đang trong tình trạng "mù thông tin”. Không thể bắt nông dân sản xuất có kế hoạch, đáp ứng nhu cầu của thị trường nếu còn cơ chế "mù thông tin”, còn những cơ quan chức năng, cán bộ công chức chưa làm tròn trách nhiệm của mình trong việc quy hoạch, cung cấp kịp thời thông tin định hướng cho họ.Ngay khâu quy hoạch cấp tỉnh, huyện trong thời gian qua cũng chỉ dừng lại ở việc phát động trồng bao nhiều héc-ta, bao thầu mua bán giống ở đâu. 
 
Không ít người thắc mắc, nước ta ngoài hệ thống các ngành chức năng, hiệp hội ngành  nghề trong lĩnh vực có liên quan tới chuỗi sản xuất nông nghiệp còn có hàng loạt viện nghiên cứu, trường đại học liên quan đến khoa học nông nghiệp và thương mại, chưa kể ở mỗi tỉnh cũng có các cơ quan chức năng tương tự như sở khoa học - công nghệ…. Hàng năm các cơ sở này ngốn rất nhiều kinh phí từ ngân sách nhà nước, song người nông dân hầu như không được sự hỗ trợ đáng kể nào của những tổ chức này trong suốt quá trình sản xuất và vẫn đang phải tự bơi, tự phát.
 
Tuy nhiên, người nông dân trong khi chờ đợi sự chuyển động của các chính sách cũng cần phải tư duy năng động hơn để tự cứu lấy mình. Một trong những giải pháp hữu hiệu  để có thể tự cứu mình là cần làm gia tăng sức mạnh của người sản xuất trong chuỗi sản xuất nông nghiệp bằng cách liên kết lại để tăng cường năng lực sản xuất cũng như tiếp cận thông tin thị trường. Người nông dân cần tạo ra vị thế cân bằng trong mối quan hệ với các thành phần khác trong chuỗi sản xuất. Mô hình hợp tác xã kiểu mới (HTX) được các chuyên gia xem là một trong các giải pháp hiệu quả cho bài toán này. Theo GS-TS Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam,  HTX kiểu mới  sẽ tạo ra động lực kép mạnh mẽ để tạo đột phá phát triển của nông nghiệp Việt Nam hiện nay, trong đó có vị thế của người nông dân. Vì, nó vừa duy trì sự quan tâm, nỗ lực sáng tạo cao nhất của từng hộ nông dân với vai trò ngưới chủ đầy đủ của chuỗi sản xuất nông nghiệp; đồng thời cũng vừa thông qua HTX các hộ nông dân sẽ được hưởng nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ hiệu quả của nhà nước, phát huy mạnh mẽ hơn trong việc liên kết với các doanh nghiệp từ sản xuất tới tiêu thụ. Khi tham gia HTX kiểu mới, người nông dân không chỉ gia tăng được sức mạnh trong chuỗi sản xuất nông nghiệp mà còn có điều kiện thay đổi tập quán canh tác, hướng tới các tiêu chuẩn phổ quát của thị trường nên dễ dàng tiêu thụ sản phẩm hơn. Mặt khác, việc tiêu thụ sản phẩm của HTX kiểu mới không manh mún, đơn lẻ, bằng các hợp đồng không chính thức, hợp đồng miệng như với từng hộ nông dân theo tập quán nên không dễ bị thương lái ép giá. Kinh nghiệm cho thấy, "mù thông tin”, canh tác không tuân theo tiêu chuẩn thị trường và thiếu liên kết trong cân đối cung – cầu bằng các hợp đồng chính ngạch đã khiến nông dân luôn trở thành bên yếu thế và rơi vào tình trạng bế tắc triền miên do bị chèn ép.
Nguồn: daidoanket.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập287
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm284
  • Hôm nay74,145
  • Tháng hiện tại779,258
  • Tổng lượt truy cập90,842,651
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây