Mới đây, Tập đoàn Nafoods cũng đã chính thức khởi công xây dựng NM chế biến chanh leo tại Sơn La (dự kiến đi vào hoạt động cuối năm 2018), đồng thời đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu chiến lược với diện tích khoảng 5.000ha chanh leo tới năm 2020 tại Sơn La. Đây là những động thái cho thấy chanh leo đang là mặt hàng mang rất nhiều triển vọng XK trong năm 2018 và những năm tới.
Theo ông Đinh Cao Khuê, khí hậu Việt Nam rất phù hợp với cây chanh leo, đặc biệt là 6 tỉnh khu vực Tây Nguyên, bởi độ cao thích hợp nhất cho cây chanh leo phát triển từ 400 - 700m so với mực nước biển. Năng suất chanh leo tại Tây Nguyên có nơi đạt trên 100 tấn/ha, vào loại cao nhất thế giới. Trên thị trường quốc tế, chanh leo thuộc mặt hàng trái cây rất được ưa chuộng tại châu Âu, Mỹ và các nước phát triển, bởi cung cấp nguồn dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe con người.
“Năm 2017, Doveco chúng tôi dự kiến đạt con số 2.000 tấn chanh leo cô đặc XK sang các thị trường Mỹ, Canada, Israel, EU, Nhật Bản… gấp đôi sản lượng so với năm 2016, giá trị kinh tế ước đạt trên 10 triệu USD. Tháng 6/2018, Doveco sẽ khánh thành thêm một nhà máy chế biến chanh leo tại tỉnh Gia Lai với công suất 60.000 tấn chanh leo tươi/năm (tương đương 5.000 tấn chanh leo cô đặc), đồng thời chúng tôi sẽ tiếp tục đàm phán và mở rộng thị trường cho mặt hàng trái cây lợi thế này”, Chủ tịch Doveco Đinh Cao Khuê tiết lộ.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã