Tại hội thảo, ông Phạm Đức Ẩn phụ trách tư vấn lĩnh vực nông nghiệp sạch của IFC (thành viên của Ngân hàng Thế giới - WB), đã đưa ra một bức tranh toàn cảnh về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm của Việt Nam và báo cáo về vệ sinh an toàn thực phẩm tại Việt Nam của WB mới công bố hồi đầu năm nay. Từ đó chỉ ra việc cần thiết phải xây dựng các trang trại hiện đại có truy xuất nguồn gốc và đạt chuẩn toàn cầu như Global G.A.P.
Chia sẻ tại hội thảo, ông Đặng Anh Tuấn, Phó Tổng giám đốc Control Uni-on (Hà Lan) cho biết: Tiêu chuẩn Global G.A.P xuất phát từ năm 1999 tại châu Âu bắt nguồn từ các nhà bán lẻ tại Anh quốc với tiêu chuẩn Euro G.A.P với các tiêu chuẩn áp dụng cho các trang trại về bảo vệ môi trường, bảo vệ quyền lợi của công nhân, cũng như sử dụng nguồn tài nguyên và quyền lợi của vật nuôi… Đến năm 2007, tiêu chuẩn này đổi tên thành Global G.A.P. Tiêu chuẩn này được đánh giá cao và chấp nhận trên toàn cầu và áp dụng trong sản xuất nông nghiệp bao gồm tất cả các nông trại chăn nuôi, trồng trọt, thủy sản, các nhà máy chế biến trong toàn bộ chuỗi cung ứng đều có thể áp dụng tiêu chuẩn này.
Ở Việt Nam hiện có hơn 200 trang trại đã được chứng nhận tiêu chuẩn này, chủ yếu là nông sản, trái cây và tôm cá chủ yếu phục vụ xuất sang thị trường châu Âu. Còn thịt, sữa chủ yếu phục vụ thị trường trong nước và Anova Farm là đơn vị áp dụng tiêu chuẩn châu Âu trong lĩnh vực thực phẩm để phục vụ cho người Việt Nam.
Trang trại heo khi thực hành tiêu chuẩn Global G.A.P sẽ đảm bảo an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, an sinh vật nuôi, an toàn và phúc lợi cho người lao động, bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học tại khu vực trang trại.
Quan trọng, sản phẩm heo thịt thương phẩm từ trang trại đạt Global G.A.P luôn được kiểm soát nghiêm ngặt, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, chất lượng dinh dưỡng cao và có thể truy xuất nguồn gốc. Hơn nữa sản phẩm có chứng nhận Global GAP được thừa nhận chất lượng trên qui mô toàn cầu, tạo độ tin cậy cao cho các nhà phân phối lớn và mở ra cơ hội xuất khẩu thịt heo cho ngành chăn nuôi Việt Nam.
Tuy nhiên chứng nhận Global G.A.P chỉ có giá trị trong vòng 1 năm từ ngày cấp giấy chứng nhận, và phải được đánh giá lại mỗi năm thông qua các đợt thanh tra định kỳ và đột xuất bởi các chuyên gia.
Tại hội thảo, theo đánh giá của IFC, việc Anova Farm thực hành và đạt được chứng nhận Global GAP sẽ giúp sản phẩm của đơn vị đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn thực phẩm và đóng góp vào việc đảm bảo an ninh lương thực.
Với quyết tâm duy trì tiêu chuẩn chất lượng Global G.A.P, ông Tôn Văn Tân, Tổng giám đốc Anova Farm khẳng định: Chúng tôi cam kết đem đến cho người tiêu dùng nguồn heo thịt an toàn và chất lượng, truy xuất nguồn gốc rõ ràng. Đồng thời Anova Farm hướng đến xây dựng mô hình chăn nuôi và sản xuất bền vững, nâng cao tiêu chuẩn của ngành chăn nuôi và thực phẩm, góp phần củng cố nền nông nghiệp cao tại Việt Nam”.
Ông Nguyễn Ngọc Hòa, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh chia sẻ thông tin tại hội thảo |
Ông Tân chia sẻ: Hiện mô hình quản lý chất lượng trang trại hiện đại và truy xuất nguồn gốc của Anova Farm áp dụng quy trình kiểm soát nghiêm ngặt bằng phần mềm quản lý chăn nuôi từ Hà Lan, tuân thủ theo các tiêu chuẩn của IFC về bảo vệ môi trường và an toàn lao động.
Quá trình sản xuất của Anova Farm khép kín, cụ thể, nguồn heo giống nhập khẩu trực tiếp từ Hoa Kỳ, sử dụng nguồn thức ăn đạt chuẩn Global GAP từ Nhà máy Anova Feed, nguồn vaccine nhập khẩu đạt chuẩn WHO - GMP bởi Anova Bio Tech, đảm bảo heo được chăn nuôi đúng chuẩn quốc tế với chất lượng thịt an toàn, giàu dinh dưỡng. Với hệ thống truy xuất nguồn gốc nội bộ, bằng cách ứng dụng mã QR (QR Code) và các phần mềm quản lý sản xuất như ERP Oracle, Pig Vision cho phép truy xuât đến từng loại thức ăn, vaccine, thuốc thú y sử dụng trong suốt quá trình nuôi, đảm bảo thịt heo an toàn, không chứa chất cấm và dư lượng kháng sinh.
Hiện Anova Farm có 2 trang trại tại Bình Thuận và Bà Rịa - Vũng Tàu với qui mô 2.400 heo nái và 12.000 heo thương phẩm. Hàng năm, Anova Farm cung cấp ra thị trường hơn 5.000 heo hậu bị đực và cái làm giống và hơn 55.000 heo thịt.
Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Ngọc Hoà, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh đánh giá cao nỗ lực theo đuổi tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm của Anova. Đồng thời khẳng định: Với vai trò cơ quan quản lý nhà nước về phân phối luu thông nông sản thực phẩm an toàn trên thị trường, trách nhiệm ngành công thương chúng tôi phải viết tiếp câu chuyện của Anova Farm, làm cánh tay nối dài để đưa sản phẩm sạch của doanh nghiệp đến các kênh phân phối, tuyên truyền và mở rộng mô hình sản phẩm thực phẩm sạch có truy xuất nguồn gốc như Anova Farm…
Minh Long
http://baocongthuong.com.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã