Học tập đạo đức HCM

Vượt khó trong xây dựng nông thôn mới ở Tân Sơn

Thứ tư - 19/02/2014 01:44
Là huyện miền núi còn nhiều khó khăn nhưng phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn huyện Tân Sơn vẫn diễn ra sôi nổi, thu hút sự tham gia của cả cộng đồng. Quá trình xây dựng NTM đã đạt được nhiều thành tựu ở các mặt: Xây dựng kết cấu hạ tầng, giao lưu buôn bán và phát triển sản xuất, chuyển dịch kinh tế nông thôn… góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn, tạo cơ sở vững chắc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân…
1
Nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới đường GTNT của xã Xuân Đài đã có nhiều thuận lợi đáp ứng nhu cầu đi lại của bà con.

Hướng đi trong gian khó

Trong những năm qua, ngoài sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành đoàn thể, việc xây dựng NTM ở Tân Sơn được lồng ghép với các chương trình 135, 30a, vốn vay từ Ngân hàng CSXH nên tạo điều kiện cho người dân đẩy mạnh chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, mở rộng sản xuất. Tuy nhiên, do địa bàn rộng, một bộ phận dân trí trình độ còn hạn chế, có tâm lý trông chờ, ỷ lại vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước, điều kiện kinh tế lại hạn hẹp, sản xuất manh mún nên các mô hình phát triển kinh tế chưa được đầu tư, mở rộng về quy mô, chưa hình thành hàng hóa chủ lực.

Vì vậy, trong năm vừa qua, để thực hiện tốt chương trình xây dựng NTM, huyện Tân Sơn đã triển khai đồng loạt nhiều biện pháp cụ thể, hiệu quả như: Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức trong cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. Tổ chức bàn bạc công khai, minh bạch, dân chủ các nội dung của chương trình để người dân được trực tiếp tham gia đóng góp ý kiến từ quá trình xây dựng đề án đến việc huy động nguồn lực để xây dựng các công trình dân sinh. Xây dựng và thực hiện các hình thức phát triển sản xuất phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trong đó ưu tiên một số mô hình: Lúa chất lượng cao, chăn nuôi kỳ đà, dê, bò sinh sản, gà thả vườn...

Bà Hồ Thị Phương Thủy-  Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Sơn cho biết: Theo quy hoạch ban đầu, huyện Tân Sơn phấn đấu đến năm 2015 sẽ có 1 thị trấn và 4 xã đạt các tiêu chí về xây dựng NTM. Nhưng do nguồn lực có hạn, huyện tổ chức rà soát, thẩm định các tiêu chí, tập trung đầu tư phấn đấu đưa hai xã Minh Đài, Xuân Đài về đích nông thôn mới trong hai năm tới.

Tín hiệu đáng mừng

Từ nguồn vốn của chương trình NTM và huy động nhân dân đóng góp, xã Xuân Đài đã tiến hành thi công đường liên thôn tuyến Bông Lau đi Đồng Tâm (Minh Đài) tổng dự toán 1.969 triệu đồng; thi công đường tránh lũ chiều dài 1,5km, dự toán 63 triệu đồng tại khu Vinh Quang; mở 2 con đường từ Tân Trào đi đồi Dói dài 2,5km, dự toán 112 triệu đồng; đoạn vào khu B­ưng trên dài 1km, dự toán 45 triệu đồng...

Bên cạnh đó, nhờ được tham gia các mô hình trồng dâu nuôi tằm, trồng ngô nếp ngắn ngày, hỗ trợ nuôi gà thả vườn và mô hình thả cá thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp… đã tạo điều kiện cho các hộ dân trong xã yên tâm phát triển kinh tế. Đến nay, xã Minh Đài đã đạt được  11/19 tiêu chí về xây dựng NTM.

Cùng với xã Minh Đài, Xuân Đài cũng là một xã điểm của huyện Tân Sơn. Là xã đặc biệt khó khăn, cách xa trung tâm huyện hơn 30km, dân số chủ yếu là người đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo chiếm 25% nhưng nhờ thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới, xã Xuân Đài đã có 10/14 khu đạt khu dân cư văn hóa cấp huyện, xã. Trong ba năm, với tổng mức đầu tư cơ sở hạ tầng là 2 tỷ 250 triệu đồng, xã Xuân Đài đã triển khai các dự án đường giao thông: Đường từ Bãi Muỗi đi Suối Bòng; từ xóm Mu đi xóm Căng, đường giao thông đến xóm Đìa; nhà sinh hoạt cộng đồng khu Trung tâm xã; khu trung tâm trường mầm non và các nhà lớp học trường TH và THCS xã; tuyến đường từ thôn Dụ đi thôn Ai, thôn Mười...

Ngoài ra, từ khi thực hiện xây dựng NTM, tỷ lệ hộ nghèo trong xã đã giảm đáng kể (từ 449 hộ năm 2012 xuống còn 348 hộ năm 2013), thu nhập bình quân đầu người từ 6,5  triệu đồng/người trong năm 2011 đến nay đã đạt 12 triệu đồng/người/năm. Bình quân lương thực có hạt từ 250kg lên 362,29 kg/người/năm. Các hình thức tổ chức sản xuất, giáo dục và đào tạo ở nông thôn được đổi mới và phát huy hiệu quả. Nhờ có các chương trình 134, 135, chương trình Hồ sinh thái Xuân Sơn nên hệ thống kênh mương của xã đã được đầu tư xây dựng kiên cố. Các khu bản lẻ, bản động cũng được cấp kinh phí làm mới, sửa chữa kênh mương dẫn nước do đó cơ bản đảm bảo ổn định nhu cầu tưới tiêu của bà con. Xã phối hợp với Ban quản lý dự án huyện, Trường Cao đẳng dược Phú Thọ mở các lớp tập huấn, đào tạo nghề nông lâm nghiệp và xây dựng mô hình trồng và thâm canh cây vụ đông, nâng cao hiệu quả sản xuất phát triển kinh tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng... Đến nay, Xuân Đài đã đạt 13/19 tiêu chí trong bộ tiêu chí về xây dựng nông thôn mới.

Tuy nhiên, việc triển khai xây dựng nông thôn mới ở xã Xuân Đài vẫn gặp rất nhiều khó khăn. Ông Phùng Trọng Luận – Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Xuân Đài là xã có nhiều khu bản động xa như các xóm: Đìa, Suối Bồng, Thang cách khu trung tâm 7 – 10km, đường leo đèo, lội suối hiểm trở. Trong đó, hai xóm Đìa và Thang vẫn chưa có điện lưới, chỉ có một số ít gia đình có điện do sử dụng máy làm điện nước. Ngoài ra, do diện tích đất hạn hẹp, các nhà văn hóa khu dân cư chủ yếu là nhà gỗ, tranh, tre đã xuống cấp nên thực hiện tiêu chí về nhà văn hóa khu dân cư cũng rất hạn chế.

Mặc dù vậy, chia sẻ với tôi, lãnh đạo hai xã Minh Đài và Xuân Đài đều khẳng định: Xã sẽ tận dụng các thế mạnh đã có, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới cho toàn thể nhân dân; sử dụng nguồn kinh phí được cấp tập trung vào xây dựng các công trình do nhân dân đề xuất như đường, các công trình thủy lợi phục vụ phát triển sản xuất để Xuân Đài và Minh Đài sớm về đích trong chương trình xây dựng nông thôn mới...

Vĩnh Hà
Nguồn: baophutho.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập522
  • Máy chủ tìm kiếm7
  • Khách viếng thăm515
  • Hôm nay70,137
  • Tháng hiện tại775,250
  • Tổng lượt truy cập90,838,643
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây