Học tập đạo đức HCM

XDNTM ở Vĩnh Hưng: Không chạy theo thành tích

Thứ sáu - 25/08/2017 11:02
Là huyện nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Long An, thuộc vùng sâu của Đồng Tháp Mười, hàng năm chịu ảnh hưởng lớn của lũ lụt nên Vĩnh Hưng gặp nhiều khó khăn khi triển khai xây dựng nông thôn mới (XDNTM). Tuy nhiên, nhờ sự nỗ lực của chính quyền và người dân, huyện đã đạt được nhiều kết quả khích lệ.

Hệ thống giao thông ở Vĩnh Bình - xã đạt chuẩn NTM ở Vĩnh Hưng. Ảnh: Kiên Định

6 tháng đầu năm 2017, tổng giá trị sản xuất của huyện Vĩnh Hưng ước đạt 1.451 tỉ đồng, đạt gần 52% kế hoạch. Do tình hình dịch bệnh nên năng suất bình quân vụ lúa đông xuân 2016-2017 dưới 6 tấn/ha, tổng sản lượng lúa đạt 170.235 tấn.

Hiện, Vĩnh Hưng đang tập trung đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Theo đó, sản xuất nông nghiệp hàng hóa được coi trọng và có nhiều chuyển biến tích cực. Việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ giới hóa nông nghiệp được áp dụng rộng rãi.

Trên cơ sở quy hoạch vùng trồng lúa chất lượng cao hơn 10.000ha, Vĩnh Hưng đã xây dựng các mô hình “cánh đồng lớn”.

Công tác giảm nghèo được huyện triển khai lồng ghép với công tác khuyến nông, khuyến ngư, phát triển ngành nghề và các chương trình dự án có liên quan để tăng tính hiệu quả. Theo đó, 100% số hộ nghèo được đào tạo nghề, hỗ trợ con giống, phương tiện, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, vay vốn ưu đãi để phát triển sản xuất. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, tỷ lệ hộ nghèo nông thôn còn 8,12%. Thu nhập bình quân khu vực nông thôn của huyện hiện đạt 35 triệu đồng/người/năm (tăng khoảng 1,8 lần so với năm 2010).

Về việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, Vĩnh Hưng hiện có 2 xã đạt chuẩn là Khánh Hưng và Vĩnh Bình, các xã còn lại đang khẩn trương hoàn thiện các tiêu chí chưa đạt để được công nhận.

Nhờ đẩy mạnh chương trình XDNTM, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của huyện được đầu tư xây dựng. Năng lực tưới của hệ thống thủy lợi đảm bảo 100% diện tích sản xuất; huyện đã xây mới và nâng cấp hàng trăm kilômét đường giao thông nông thôn, 100% số xã có đường ô tô về đến trung tâm xã. Số hộ được sử dụng điện lưới đạt 98%. Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin về cơ bản đã phát triển đến các xã vùng sâu, vùng xa. Tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 98%. Mạng lưới trường, lớp học ở vùng nông thôn tiếp tục phát triển, có 62,8% trường đạt chuẩn quốc gia. Hệ thống các trạm y tế được tăng cường về chất lượng, 44,4% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Hệ thống thiết chế văn hóa được quan tâm đầu tư, cơ bản đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, văn nghệ và thể thao của người dân. Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa được người dân hưởng ứng sôi nổi.

Để đạt kết quả cao nhất trong chương trình XDNTM, trong nhiệm kỳ 2016 -2020,  Vĩnh Hưng phấn đấu xây dựng thêm 3 xã đạt chuẩn NTM là Thái Bình Trung (năm 2018),  Vĩnh Trị (năm 2019) và Vĩnh Thuận (năm 2020), các xã còn lại đạt từ 14 -18 tiêu chí và phấn đấu đạt chuẩn vào những năm sau 2020.

Để đạt được mục tiêu này, trước mắt cũng như lâu dài, Vĩnh Hưng sẽ tập trung phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu trên địa bàn các ấp. Cơ bản hoàn thành 6 loại công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu trên cơ sở ưu tiên cho các xã khó khăn, gồm: giao thông, điện, nước sạch, trường học các cấp, trạm y tế xã, nhà văn hóa và khu thể thao ấp, nhằm tạo sự đột phá cho phát triển kinh tế - xã hội và tăng hưởng thụ trực tiếp cho cư dân nông thôn. 

Tiếp tục đẩy mạnh phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân. Tập trung giải quyết vấn đề bức xúc về môi trường nông thôn trong quá trình phát triển sản xuất và công nghiệp hóa. Nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho cư dân nông thôn, tạo động lực cho XDNTM. Đấu tranh ngăn chặn và đẩy lùi các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, bảo đảm an toàn an ninh, trật tự xã hội ở nông thôn. Nâng cao hiệu quả truyền thông, đào tạo đội ngũ cán bộ và tăng cường năng lực đánh giá, giám sát thực hiện chương trình. 

Vĩnh Hưng cũng sẽ tập trung huy động tổng hợp các nguồn lực để triển khai thực hiện chương trình XDNTM, từ ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh, ngân sách huyện và khả năng đối ứng của ngân sách xã, các nguồn huy động và khả năng đóng góp của doanh nghiệp, của cộng đồng dân cư để giúp các xã đạt chuẩn NTM theo lộ trình đề ra nhưng không nóng vội chạy theo thành tích.

Theo: Nguyễn Văn Bớt/kinhtenongthon.com.vn

 
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập273
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại825,689
  • Tổng lượt truy cập90,889,082
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây