Đặc biệt, phong trào thi đua “ Lãng Sơn chung sức xây dựng nông thôn mới” đã huy động được sự tham gia của cả hệ thống chính trị và người dân trong việc triển khai thực hiện chương trình. Một trong những cách làm sáng tạo của Lãng Sơn đó là phát huy quy chế dân chủ ở cơ sở, dân biết, dân bàn và dân kiểm tra. Mọi quy hoạch, đầu tư xây dựng đều được niêm yết công khai. Chính vì vậy, các công trình đầu tư xây dựng nhân dân đều được tham gia và vào cuộc một cách tích cực.
Phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Lãng Sơn - huyện Yên Dũng |
Việc huy động nguồn lực được UBND xã chỉ đạo linh hoạt, phối hợp và lồng ghép có hiệu quả với các nguồn vốn chương trình mục tiêu khác. Các nguồn hỗ trợ và nguồn vốn do nhân dân đóng góp xây dựng nông thôn mới đã được thực hiện tiết kiệm, có hiệu quả. Nhiều công trình cơ sở hạ tầng nông thôn về giao thông, thủy lợi, văn hóa… được sửa chữa, nâng cấp và xây dựng mới, đã góp phần phục vụ tốt cho phát triển sản xuất và đời sống nhân dân.
Với việc phát huy sức mạnh đoàn kết trong nhân dân, tháng 12/2017, xã Lãng Sơn đã đón nhận quyết định của tỉnh đạt chuẩn NTM. Từ một xã miền núi có địa hình khá phức tạp, đồng chiêm trũng, còn gặp nhiều khó khăn, Lãng Sơn đã có bước chuyển mình mạnh mẽ trong phát triển kinh tế, văn hóa xã hội. Cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiện. Trong phát triển sản xuất nông nghiệp, xã đưa các giống lúa có hiệu quả kinh tế vào sản xuất như BC15, TBR 225, KD 18, BQ, HTKB, Đại Dương 2, TBR225… năng suất bình quân đạt 61.2 tạ/ha và chuyển dần từ hình thức cấy sang gieo sạ. Lãng Sơn cũng xây dựng các mô hình sản xuất với quy mô tập trung. Vụ chiêm xuân 2016 – 2017 đã xây dựng 07 mô hình sản xuất lúa như: mô hình lúa Đại Dương 2 (20ha), Mô hình lúa BQ (110ha), mô hình lúa hương thơm Kinh Bắc (50ha)… Sản xuất cây vụ đông được quan tâm với các loại cây cho hiệu quả kinh tế cao như cây lạc, cây kim tiền thảo,…
Năm 2016, bình quân thu nhập đầu người trên địa bàn xã đạt 27 triệu/người năm,tỷ lệ hộ nghèo chiếm 6,68% thì năm 2017, bình quân thu nhập đầu người trên địa bàn xã đạt 34, 26 triệu đồng/ người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 5,7%. Bà con nhân dân hăng hái góp công góp sức xây dựng các công trình như đường giao thông,nhà văn hóa với số tiền trên 3,6 tỷ đồng, chiếm 28,8% tổng kinh phí đã thực hiện.
Theo lãnh đạo xã Lãng Sơn, bài học kinh nghiệm mà xã rút ra trong thực hiện Chương trình đó là xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ lâu dài, khó khăn nhưng rất hợp với lòng dân, do người dân nông thôn là chủ thể. Vì vậy phải tránh tư tưởng nóng vội, chạy theo thành tích và duy ý chí; phải xác định Nhà nước đóng vai trò tổ chức, khuyến khích, hỗ trợ. Mọi hoạt động trong xây dựng nông thôn mới phải dựa trên cơ sở nguyện vọng chính đáng của nhân dân, phát huy tinh thần dân chủ của nhân dân, phát huy cao nhất trách nhiệm của cộng đồng trong việc tham gia xây dựng nông thôn mới.
Năm 2018, Lãng Sơn phấn đấu duy trì, giữ vững các chỉ tiêu, tiêu chí đã đạt và nâng cao chất lượng các chỉ tiêu, tiêu chí theo Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới để được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới lần 2.
Theo Thanh Hải/daibieunhandan.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã