Học tập đạo đức HCM

Xã đặc biệt khó khăn làm tốt mô hình nông thôn mới

Chủ nhật - 31/08/2014 03:30
Xã an toàn khu Phượng Tiến, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên là xã đặc biệt khó khăn đã hoàn thành được 14/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Sự đầu tư đúng hướng của Nhà nước cùng nỗ lực của người dân dự kiến sẽ giúp xã nghèo trở thành một trong hai xã đầu tiên của huyện hoàn thành 19/19 tiêu chí vào năm 2015.

 


Hiến đất làm đường


Dẫn chúng tôi đi trên con đường bê tông phẳng lì được làm từ chính bàn tay của những nông dân, Trưởng xóm Nà Qué, Lương Văn Đào phấn khởi cho biết: “Những con đường liên xóm, liên gia đều là do đồng bào trong xóm góp công sức để làm dưới sự hỗ trợ xi măng của Nhà nước. Có đường, không phải lo trời mưa lầy lội nữa, nông sản của bà con cũng được thương lái vào tận xóm thu mua. Vì vậy, đời sống của đồng bào cũng được nâng lên, nông thôn miền núi được đổi thay”.

 

Đường giao thông nông thôn ở xã Phượng Tiến được củng cố giúp đồng bào đi lại thuận tiện.


Xóm Nà Qué có 46 hộ nhưng có tới hơn 10 hộ tham gia hiến đất để làm đường giao thông. Ông Lương Văn Đào cho biết thêm: “Nghe phổ biến chủ trương là họ sẵn sàng hiến đất ngay vì ai cũng hiểu làm đường làm thuận lợi hơn. Do đó, bà con còn tham gia ngày công đầy đủ để làm đường. Như năm ngoái, tới tận sát Tết, huyện mới cấp xi măng, sỏi, cát về tới xóm. Làm đường xong là vừa kịp bắc nồi bánh chưng đón Tết nhưng tất cả đều vui”.


Xóm Héo là một trong những xóm đi đầu trong vận động người dân tham gia đóng góp xây dựng nông thôn mới. Trưởng xóm Héo, Hoàng Văn Tân còn “nổi tiếng” vì ứng trước 25 triệu đồng tiền túi của mình để mua vật liệu làm đường. “Xóm tôi có 73 hộ, 98% là dân tộc Tày, khi phát động hiến đất làm đường có tới hơn 20 hộ tham gia. Bà con ai cũng phấn khởi khi được đóng góp để làm đường giao thông nhưng vì huyện chưa phân bổ vốn kịp, nên tôi ứng trước tiền mình của mình ra mua sỏi, cát, xi măng để hoàn thành trước. Đến nay, xóm Héo đã làm được 1,1 km đường liên thôn. Từ lúc có đường giao thông, công việc làm ăn của bà con cũng khấm khá hơn. Sản xuất ra được cái gì, có tư thương đến tận nhà mua, thuận tiện lắm. Năm 2013, trong xóm có rất nhiều hộ xây được nhà mới”, anh Tân chia sẻ.


Phấn đấu thoát xã đặc biệt khó khăn


Ông Phùng Văn Hưng, Phó Chủ tịch, Phó Ban quản lý xây dựng nông thôn mới xã Phượng Tiến cho biết: Xã Phượng Tiến có hơn 80% là dân tộc Tày. Tỷ lệ hộ nghèo trên 18%, hộ cận nghèo chiếm gần 58%. Xác định xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng nông thôn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, cấp ủy, chính quyền địa phương đã tập trung mọi nguồn lực từng bước hoàn thiện hệ thống thủy lợi, giao thông nông thôn, trạm y tế, trường học, nhà văn hóa...


Hơn 3 năm xây dựng nông thôn mới, Phượng Tiến đã đổ bê tông được 12 tuyến giao thông, với tổng chiều dài trên 11,2 km, kiên cố hóa được 5 km kênh mương nội đồng, tưới tiêu cho hàng chục ha đất nông nghiệp; nâng cấp và sửa chữa được 1 trạm bơm, 1 hồ chứa nước, vận động nhân dân hiến trên 143.500 m2 đất. Nhiều mô sản xuất có hiệu quả của đồng bào phát triển như: Mô hình chăn nuôi lợn nái ở xóm Tổ; nuôi ong mật ở Nà Lang, xóm Héo; mô hình thả cá ruộng, nuôi dê ở xóm Pải, Pa Chò, mỗi năm cho thu nhập hàng chục triệu đồng... nâng thu nhập bình quân đầu người của xã lên 16 triệu đồng/năm, tăng gân gấp đôi so với năm 2011.


Theo ông Phùng Văn Hưng, cùng với việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, xã còn chú trọng chỉ đạo, vận động nông dân đẩy mạnh phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi; phát triển kinh tế gia đình gắn với kinh tế hợp tác; gắn phát triển sản xuất với bảo vệ môi trường... Thời gian tới, xã Phượng Tiến sẽ tập trung xây dựng các tiêu chí giao thông nông thôn, môi trường, cơ sở vật chất văn hóa, nhà ở dân cư, tiến tới hoàn thành 19 tiêu chí vào cuối năm 2015 và thoát khỏi diện đặc biệt khó khăn.

 

Bài và ảnh: Minh Phúc
Nguồn baotintuc.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập530
  • Máy chủ tìm kiếm19
  • Khách viếng thăm511
  • Hôm nay69,804
  • Tháng hiện tại774,917
  • Tổng lượt truy cập90,838,310
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây