Vườn mãng cầu của anh Nguyễn Như Minh vào vụ thu hoạch.
Những năm gần đây, nông dân tỉnh ta đầu tư trồng cây mãng cầu theo hình thức phân tán với diện tích khoảng 350 ha tập trung chủ yếu ở hai huyện Thuận Bắc và Thuận Nam. Đây là loài cây dễ trồng thích nghi với điều kiện khô hạn, ít sâu bệnh hại. Nông dân áp dụng các biện pháp tổng hợp phòng trừ hiệu quả rệp sáp trên cây mãng cầu cho năng suất, chất lượng cao, bảo đảm thu nhập ổn định. Đến với các địa phương thuộc huyện Thuận Nam vào những ngày cuối tháng hai này, chúng tôi gặp nhiều nông hộ đang chuẩn bị vào mùa thu hoạch mãng cầu trái vụ.
Đến thăm gia đình anh Nguyễn Thành Ngọc (ở thôn Bàu Ngứ, Phước Dinh), chúng tôi được nghe kể chuyện: Chỉ với 120 cây mãng cầu trồng trên diện tích khoảng 500 mét vuông đất gò, đem lại thu nhập trên 50 triệu đồng/năm. Ít ai ngờ loài cây tưởng chừng “ăn chơi” đã giúp vợ chồng anh có cuộc sống no ấm, chăm lo nuôi ba con học hành chu đáo. Kỹ thuật được áp dụng cho năng suất cao, chất lượng thơm ngon được thị trường ưa chuộng, đó là anh cắt cành mãng cầu để cho thu hoạch vào dịp tháng Chạp và tháng Tư âm lịch hàng năm.
Hay như anh Nguyễn Như Minh là một trong những nông dân đi đầu trong trồng mãng cầu trái vụ, áp dụng hệ thống tưới phun tiết kiệm nước ở xã Nhị Hà. Anh Minh cho biết, gia đình trồng 6 sào mãng cầu từ năm 2002 đến nay, mật độ 120 cây/sào. Sau 3 năm chăm sóc chu đáo, cây mãng cầu bắt đầu cho trái chiến. Anh đầu tư trên 50 triệu đồng lắp đặt mô tơ và hệ thống tưới phun. Anh cũng áp dụng biện pháp cắt cành, lặt lá, cây mãng cầu cho thu hoạch 2 vụ/năm, năng suất trung bình 5- 6 kg/cây. Hiện nay, thương lái thu mua mãng cầu tại vườn với giá 18- 20 ngàn đồng/kg. Trừ hết chi phí, anh Minh có lãi trung bình 150 triệu đồng/năm. Vườn mãng cầu của anh Nguyễn Như Minh là điểm đến của nông dân các huyện Thuận Bắc, Thuận Nam học tập kinh nghiệm.
Đồng chí Lê Quyết Thắng, Phó Chủ tịch UBND xã Nhị Hà cho biết, nông dân toàn xã trồng 30 ha cây mãng cầu đang vào vụ thu hoạch. Đây là loại cây ăn trái có diện tích lớn nhất hiện nay ở Nhị Hà được trồng theo biện pháp thâm canh, cắt cành cho thu hoạch 2 vụ/năm. Mãng cầu dễ trồng, ít sâu bệnh hại, cho thu nhập cao đã thực sự trở thành loài cây giảm nghèo bền vững ở địa phương.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc kiện toàn BCĐ các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025
Kế hoạch Thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh năm 2025
Báo cáo kết quả công tác tập huấn, bồi dưỡng về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025
Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới
Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025
Về việc kiện toàn BCĐ các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025
Kế hoạch Thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh năm 2025
Báo cáo kết quả công tác tập huấn, bồi dưỡng về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025
Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới
Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025