Học tập đạo đức HCM

Xây dựng NTM: Phương châm 6 chữ “dân”

Thứ ba - 29/11/2016 04:12
Để thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với khu vực vực và thế giới, việc T.Ư Hội NDVN phối hợp Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học - thực tiễn với chủ đề “Phát huy vai trò chủ thể của giai cấp nông dân trong tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới trong thời kỳ hội nhập” là hết sức cần thiết... Đó là khẳng định của nhiều lãnh đạo Hội ND các tỉnh, thành phố.

Hội thảo sẽ diễn ra vào ngày 28.11 tới tại Hà Nội, do T.Ư Hội NDVN phối hợp Tạp chí Cộng sản tổ chức. Đây cũng là dịp Hội ND các tỉnh, thành phố chia sẻ những kinh nghiệm tốt trong việc góp phần phát huy vai trò chủ thể của hội viên, nông dân trong xây dựng nông thôn mới, thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp…

Phương châm 6 chữ “dân”

 xay dung ntm: phuong cham 6 chu “dan” hinh anh 1

 Để thực hiện hiệu quả tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp không thể thiếu sự tham gia của nông dân, nhất là những nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi. Trong ảnh: Ông Phạm Văn Tràng (Vũ Thư, Thái Bình) - Nông dân Việt Nam xuất sắc 2014.  Ảnh:  Nguyễn Công

Nói đến vai trò chủ thể của nông dân thì Hội ND là bộ phận cấu thành, tích cực, năng động nhất, được thể hiện trong tư cách chủ thể mà từng cá thể hay hộ gia đình không thể đảm đương được. Làm được những vấn đề đó không chỉ cần đến nguồn lực tài chính, nguồn lực tổ chức, trí tuệ mà sâu xa là cả lương tâm, trách nhiệm, tình cảm với nông dân...”.

Ủy viên T.Ư Đảng, Chủ tịch
BCH T.Ư Hội NDVN Lại Xuân Môn

 

 

Quảng Ninh được đánh giá, ghi nhận là tỉnh đi đầu trong cả nước về xây dựng nông thôn mới. Thành tích đó có sự đóng góp không nhỏ của hội viên, nông dân và Hội ND với tư cách là tổ chức đại diện. Một trong những bài học tỉnh Quảng Ninh rút ra trong xây dựng nông thôn mới, thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp là phát huy dân chủ cơ sở, tôn trọng, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của nông dân.

Ông Vũ Thành Long - Chủ tịch Hội ND tỉnh Quảng Ninh chia sẻ: “Qua nắm bắt ý kiến, phản ánh của cán bộ, nhân dân, sau 1 năm thực hiện xây dựng nông thôn mới, Quảng Ninh đã rút kinh nghiệm, nhận diện rõ những hạn chế và nhanh chóng có điều chỉnh phù hợp. Thời kỳ đầu, kinh phí từ ngân sách đầu tư cho hạ tầng quá lớn, các cấp chính quyền địa phương và người dân có tư tưởng ỷ lại vào Nhà nước. Quảng Ninh ngay sau đó đã điều chỉnh thực hiện theo nguyên tắc “Dân biết, dân bàn, dân đóng góp, dân làm, dân quản lý và dân hưởng lợi…”.

Tại tỉnh Đồng Tháp, Hội ND các cấp đã có những giải pháp hiệu quả để cụ thể hóa với quan điểm “lấy nông dân làm chủ thể của quá trình phát triển” trong thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp. Theo ông Nguyễn Văn Nguyện - Chủ tịch Hội ND tỉnh Đồng Tháp, cùng với công tác tuyên truyền, vận động, các cấp Hội đã “xắn tay” vào hướng dẫn, hỗ trợ nông dân tổ chức lại sản xuất, hình thành các hình thức liên kết phù hợp với điều kiện địa phương. “Hội đã thành lập mới 1 chi hội nông dân nằm trong hợp tác xã (HTX); 1 chi hội trong cánh đồng lớn liên kết; 1 chi hội trồng hoa kiểng; sắp xếp lại 1.647 tổ hội từ sinh hoạt theo địa bàn dân cư (thường nặng tính hành chính) sang sinh hoạt theo ngành nghề…”. Đến nay tỉnh Đồng Tháp được đánh giá là một trong những tỉnh đạt được kết quả tốt nhất trong thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp…

Bên cạnh Quảng Ninh, Đồng Tháp, trong 6 năm thực chương trình xây dựng nông thôn mới và 3 năm thực hiện chương trình tái cơ cấu nông nghiệp, nhiều Hội ND các tỉnh, thành khác cũng đã có những giải pháp nhằm cụ thể hóa chủ trương của cấp ủy, phối hợp chính quyền để từ đó tạo được những kết quả, kinh nghiệm bước đầu, tạo đà cho những năm tiếp theo.

Khắc phục hạn chế, vượt qua khó khăn

Phát biểu trên diễn đàn Quốc hội ngày 4.11, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch T.Ư Hội NDVN Lại Xuân Môn đã khẳng định rõ những kết quả tích cực trong xây dựng nông thôn mới, tái cơ cấu nông nghiệp những năm qua, đồng thời thẳng thắn chỉ rõ những hạn chế, khó khăn, “điểm nghẽn”. Đó là chính sách đất đai; chất lượng nguồn nhân lực; hạ tầng kỹ thuật; quy hoạch sản xuất; liên kết vùng và doanh nghiệp trong nông thôn. Phát biểu này của người đứng đầu Hội NDVN đã nhận được sự đồng tình, nhất trí của cán bộ, hội viên, nông dân. Ông Nguyễn Đình Tuấn-Phó Chủ tịch Hội ND tỉnh Thanh Hóa bày tỏ: “T.Ư Hội NDVN phối hợp Tạp chí Cộng sản tổ chức hội thảo khoa học – thực tiễn với chủ đề: “Phát huy vai trò chủ thể của giai cấp nông dân trong tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới thời hội nhập” là rất cần thiết. Chúng ta cần phải nhìn lại thực trạng, làm rõ mặt được, mặt còn hạn chế và vị trí của người nông dân đang ở đâu trong tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Cần phải quan tâm đến người nông dân hơn nữa bằng cơ chế, chính sách tốt, sát thực tiễn nông nghiệp, nông thôn”.

Bằng những kinh nghiệm, kết quả triển khai tái cơ cấu nông nghiệp, trong đó tổ chức nông dân liên kết sản xuất cánh đồng lớn với quy mô làm ra nông sản hàng hóa, tập trung, hướng mạnh đến xuất khẩu, ông Nguyễn Văn Nguyện - Chủ tịch Hội ND tỉnh Đồng Tháp cho rằng, Quốc hội, Chính phủ tiếp tục nghiên cứu, xem xét cho chủ trương, ban hành chính sách cụ thể về vấn đề tích tụ ruộng đất. “Đây là một trong những vấn đề mấu chốt tạo sơ sở nền tảng để thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới…” - ông Nguyện bày tỏ. 

Tác giả: Phương Đông
Nguồn: Dân Việt

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập26
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại811,750
  • Tổng lượt truy cập90,875,143
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây