Học tập đạo đức HCM

Xây dựng nông thôn mới - 2 năm nhìn lại (Kỳ I)

Thứ năm - 25/04/2013 09:35
2 năm, thời gian tuy không dài nhưng cũng đủ để Thái Nguyên ghi được nhiều dấu ấn trong Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM). Với xuất phát điểm thấp nhưng đến nay, nhiều xã nông thôn của tỉnh đã hoàn thành được nhiều tiêu chí về xây dựng NTM sau những khởi đầu đầy gian nan.
Việc hình thành các tổ hợp tác sản xuất chè ở xóm Hồng Thái 2 (Tân Cương, T.P Thái Nguyên) giúp cho việc sản xuất, kinh doanh chè của người dân đạt giá trị kinh tế cao hơn.
Việc hình thành các tổ hợp tác sản xuất chè ở xóm Hồng Thái 2 (Tân Cương, T.P Thái Nguyên) giúp cho việc sản xuất, kinh doanh chè của người dân đạt giá trị kinh tế cao hơn.
 
 
Kỳ I: Tạo nhiều dấu ấn
 
2 năm qua, tổng vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ thiết yếu ở khu vực nông thôn lên đến 2.562.793 triệu đồng. Trong đó, đã đầu tư xây dựng mới, cải tạo và nâng cấp: 2.692km đường giao thông; 67km kênh mương thuỷ lợi; 80 trạm điện; 160 trường học; 35 trạm y tế xã; 16 nhà văn hoá và khu thể thao xã; 13.000 công trình cấp nước sinh hoạt…    
 
 



Cả hệ thống chính trị vào cuộc
 
Nhập cuộc không mấy dễ dàng khi mà  ở các địa phương, cán bộ cơ sở và nhân dân còn chưa “thông tỏ” về Chương trình xây dựng NTM. Tuy nhiên, sau 2 năm với rất nhiều văn bản của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, Ban Chỉ đạo (BCĐ) tỉnh, các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh được ban hành để chỉ đạo quyết liệt cũng như hướng dẫn cơ sở thực hiện Chương trình với những giải pháp cụ thể, cơ chế phù hợp, sát thực tế thì nhận thức của cả hệ thống chính trị đã được nâng lên.
 
Ông Hoàng Cường Quốc, Chánh Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng NTM tỉnh, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT chia sẻ: Đến thời điểm này, Thái Nguyên cơ bản đã thống nhất nhận thức trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về nội dung, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện Chương trình xây dựng NTM; thành lập tổ chức bộ máy quản lý thực hiện Chương trình từ tỉnh đến thôn, xóm; có cơ chế vay xi măng, hỗ trợ kinh phí xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng nông thôn, được nhân dân đồng tình, hưởng ứng với khí thế thi đua sôi nổi tại cơ sở; nhân dân tự nguyện hiến đất, tài sản trên đất, công sức... đã trở thành điểm nhấn, tạo động lực thực hiện các nội dung của Chương trình xây dựng NTM.
 
Để kiểm chứng thông tin trên, chúng tôi đã tìm về xã Sơn Cẩm (Phú Lương), một trong những xã điểm về xây dựng NTM của tỉnh. Sau 2 năm triển khai, xã đã hoàn thành 12/19 tiêu chí về xây dựng NTM. Các tiêu chí đã hoàn thành gồm: quy hoạch, thủy lợi, điện, bưu điện, chợ nông thôn, hộ nghèo, cơ cấu lao động, hình thức tổ chức sản xuất, y tế, thu nhập, giáo dục, hệ thống tổ chức chính trị vững mạnh (2 năm qua, xã hoàn thành thêm được 5 tiêu chí). Nét nổi bật của Sơn Cẩm sau 2 năm xây mô hình NTM là nhận thức của cán bộ và nhân dân địa phương về Chương trình XD NTM đã được nâng lên. Xã đã có hệ thống hạ tầng cơ bản đảm bảo, tạo sự thuận lợi trong việc giao lưu buôn bán, phát triển sản xuất, đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng tăng lên. Thu nhập bình quân đầu người năm 2012 của xã đạt 14 triệu đồng/năm. Nhiều hộ dân đã tự nguyện hiến đất (trên 3.000m2), đóng góp hàng nghìn ngày công, nguyên vật liệu xây dựng để làm đường và xây dựng các công trình hạ tầng. Đến nay, tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình được đầu tư vào Sơn Cẩm là trên 40 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp khoảng 10%, còn lại là các nguồn khác. Điểm nổi bật ở đây là xã đã đẩy mạnh xã hội hóa, huy động nguồn lực bằng việc huy động một số doanh nghiệp đóng trên địa bàn đóng góp vốn xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là đường giao thông.
 
Không chỉ ở Sơn Cẩm mà ở 34 xã còn lại được tỉnh lựa chọn làm điểm và 108 xã nông thôn còn lại của tỉnh cũng đang tích cực hưởng ứng Chương trình xây dựng NTM. Đến nay, 100% các xã đã hoàn thành công tác lập quy hoạch NTM (trong khi bình quân chung cả nước đạt 68%). Theo đó, đã có 47/143 xã được phê duyệt Đề án xây dựng NTM, 18/143 xã được phê duyệt Đề án phát triển sản xuất. BCĐ Chương trình xây dựng NTM tỉnh đang tích cực chỉ đạo các xã còn lại xây dựng các đề án, trình phê duyệt xong trong quý II này. Theo kết quả rà soát, đánh giá việc thực hiện 19 tiêu chí NTM, toàn tỉnh đã có 1 xã (Tân Cương, T.P Thái Nguyên) hoàn thành từ 14-19 tiêu chí; 36 xã hoàn thành 9-13 tiêu chí, tăng 23 xã so với năm 2011; 83 xã hoàn thành từ 5-8 tiêu chí, tăng 31 xã so với năm 2011; số xã đạt dưới 5 tiêu chí là 23, giảm 55 xã so với năm 2011.
 
Không chỉ các địa phương tham gia xây dựng NTM, các sở, ban, ngành, tổ chức đoàn thể cũng đã vào cuộc quyết liệt. Các sở, ngành liên quan, với vai trò là cơ quan chuyên môn đã tích cực tư vấn cho các xã trong việc xây dựng quy hoạch NTM và đề án phát triển sản xuất. Các tổ chức quần chúng trong hệ thống chính trị như Mặt trận tổ quốc, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân... là lực lượng đi đầu trong phong trào xây dựng NTM thông qua việc tổ chức các phong trào thi đua với nhiều hoạt động thiết thực.
 
Tham gia xây dựng NTM bằng việc làm cụ thể
 
Ở các xóm, bản của tỉnh, người dân đã không còn xa lạ với cụm từ xây dựng NTM. Ông Bùi Viết Thanh, xóm Hồng Thái 2, xã Tân Cương chia sẻ: Xây dựng NTM là vì người nông dân nên chúng tôi sẽ cố gắng phát huy vai trò chủ thể của mình, nhất là trong đóng góp làm đường giao thông nông thôn, xây dựng nhà văn hóa, trường học... Ngoài ra, các hộ dân ở Hồng Thái 2 còn hình thành các tổ hợp tác trong sản xuất, kinh doanh chè (cây kinh tế chủ lực của xóm) để giúp nhau hái, chế biến và tiêu thụ chè. Hình thức tổ chức sản xuất này sẽ giúp chúng tôi có thu nhập cao hơn từ cây chè…
 
Từ sự chuyển biến nhận thức tích cực này, bà con đã có tinh thần tự giác, ý thức làm chủ, hào hứng tham gia vào các Chương trình xây dựng NTM bằng việc làm cụ. Hàng nghìn hộ dân trong tỉnh đã hiến khoảng 85ha đất làm nhà văn hóa, đường giao thông, xây dựng trường học. Trong năm 2012, tỉnh cũng đã chủ động ban hành cơ chế cho vay 50.000 tấn xi măng, hỗ trợ 15.000 triệu đồng, lồng ghép với nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Trung ương (60.000 triệu đồng) để các xã đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn. Bà con nông dân đã nhanh nhạy, nắm bắt cơ hội và đối ứng vật liệu xây dựng, ngày công lao động… trị giá hàng chục tỷ đồng cứng hóa được trên 200km đường giao thông nông thôn...
 
Có thể thấy, sau 2 năm tỉnh thực hiện Chương trình xây dựng NTM, đầu tư cho khu vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên địa bàn ngày càng được quan tâm đúng mức. Bộ mặt ở các xã nông thôn đã đổi thay khi mà cơ sở hạ tầng như trạm y tế, trường học, đường giao thông… được đầu tư xây dựng.
 
Kỳ II – Thách thức còn ở phía trước
 
Theo baothainguyen.org.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập267
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại808,354
  • Tổng lượt truy cập90,871,747
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây