Theo đó, phát triển sản xuất nông nghiệp, cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới và quá trình đô thị hóa cần có một cái nhìn đồng bộ, hợp lý, phù hợp với tình hình thực tiễn từng vùng, miền, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân.
Coi trọng các nội dung tổ chức sản xuất gắn với Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp, nhất là việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; phát triển ngành nghề, nâng cao thu nhập, xóa đói, giảm nghèo; giải pháp hỗ trợ hình thành liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị bền vững với quy mô sản xuất hàng hoá lớn đối với các nhóm sản phẩm chủ lực cấp huyện, tỉnh và cấp quốc gia.
Cơ bản hoàn thành hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu trên địa bàn xã, nhất là đối với những xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội và tăng hưởng thụ trực tiếp cho cư dân nông thôn. Bảo vệ môi trường nông thôn, tập trung giải quyết vấn đề thu gom xử lý rác thải sinh hoạt, xử lý môi trường trong sản xuất (thuốc bảo vệ thực vật, nước thải chăn nuôi, nước thải làng nghề, khu - cụm công nghiệp...) và xây dựng cảnh quan môi trường nông thôn.
Ngoài ra, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục tổ chức quán triệt, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động để tạo sự chuyển biến về nhận thức và hành động của các thành phần kinh tế và các tầng lớp nhân dân. Đồng thời, thường xuyên cập nhật, đưa tin phổ biến cách làm hay, các mô hình hiệu quả, gương điển hình tiên tiến về xây dựng nông thôn mới trên các phương tiện thông tin đại chúng. Kịp thời khuyến khích, động viên, khen thưởng các tập thể, cá nhân điển hình trong Phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”.
Không những vậy, cần tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả các tiêu chí nông thôn mới, xác định rõ tiêu chí trọng tâm để tập trung chỉ đạo, trong đó cần tập trung vào các tiêu chí nhằm khắc phục triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường đang có chiều hướng gia tăng, ảnh hưởng nguy hại đến đời sống của người dân nông thôn, nhất là ở các vùng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đối khí hậu; quan tâm đến các tiêu chí về đời sống người dân, giảm nghèo, nâng cao thu nhập, an toàn vệ sinh thực phẩm, an ninh, an toàn xã hội; các tiêu chí về văn hoá, bảo tồn, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc của các vùng, miền, sự vững mạnh của hệ thống chính trị; xây dựng mô hình nông thôn mới kiểu mẫu gắn liền với đô thị văn minh.
Nghiêm túc công nhận xã, huyện đạt chuẩn nông thôn mới, đảm bảo chất lượng, thực chất, không chạy theo thành tích. Đối với các xã, huyện đã đạt chuẩn nông thôn mới, cần tập trung rà soát, nâng cao chất lượng các tiêu chí để tiếp tục phấn đấu xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu.
Để làm được những điều trên, trước hết, cần đa dạng hoá các nguồn vốn. Bên cạnh đó, công khai các khoản đóng góp của dân, theo nguyên tắc tự nguyện và do hội đồng nhân dân cấp xã thông qua. Rà soát, xác định chính xác số nợ đọng xây dựng cơ bản của Chương trình xây dựng nông thôn mới. Ưu tiên bố trí vốn thanh toán nợ đọng trước khi bố trí vốn cho các dự án khởi công mới; xây dựng kế hoạch, lộ trình xử lý dứt điểm trước năm 2019, không để phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản mới....
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã