Học tập đạo đức HCM

Xây dựng nông thôn mới: Người dân, doanh nghiệp góp vốn hơn 50%

Thứ năm - 05/11/2015 02:40

Xây dựng nông thôn mới: Người dân, doanh nghiệp góp vốn hơn 50%

So với các huyện vùng ven khác của TP.HCM như Cần Giờ, Củ Chi, Hóc Môn, ấn tượng về xây dựng nông thôn mới (NTM) của huyện Nhà Bè không chỉ là những mô hình làm kinh tế giỏi, những nông dân tỷ phú… mà là một đô thị vùng ven mới được xây dựng khang trang, sạch đẹp.

Trong số 14 công trình trường lớp được xây dựng từ nguồn vốn NTM, có những ngôi trường hiện đại thuộc loại nhất, nhì thành phố, như công trình Trường Mầm non Hướng Dương (xã Nhơn Đức) với quy mô hơn 40 phòng học, phòng chức năng, tổng vốn đầu tư  hơn 70 tỷ đồng.

Bà Nguyễn Thanh Thủy - Hiệu trưởng nhà trường cho biết, những năm trước, trẻ đến tuổi ra lớp đều phải học nhờ xã khác vì cơ sở vật chất của Trường Mầm non Hướng Dương khá ọp ẹp. Nhờ Chương trình NTM, trường đã được xây dựng lại với quy mô khang trang hơn, có thể đáp ứng hơn 400 chỗ học cho trẻ. Đặc biệt, trường cũng là điểm mầm non được huyện giao thí điểm nhận trẻ từ 6 tháng tuổi trong năm học này.

 

Trường Mầm non Hướng Dương - công trình hiện đại với số vốn đầu tư hơn 70 tỷ đồng. Ảnh:  Q.H

Bên cạnh việc đầu tư cho giáo dục, các công trình hạ tầng thiết yếu khác như điện, nước, trạm y tế, bệnh viện… cũng được huyện Nhà Bè xây dựng, nâng cấp khang trang hơn. Theo ông Lê Minh Trí - Chủ tịch UBND xã Phước Kiểng, hiện tốc độ đô thị hóa của xã rất nhanh. Dự kiến đến năm 2020, tỷ trọng ngành nông nghiệp của xã sẽ chỉ còn khoảng 1%.

Ông Nguyễn Văn Lưu - Bí thư Huyện ủy Nhà Bè cho biết: “Một trong những yếu tố quan trọng làm nên thành công trong xây dựng NTM trên địa bàn huyện là huy động tốt sức dân, cộng đồng xã hội cùng tham gia. Trong tổng nguồn vốn xây dựng NTM hơn 2.312 tỷ đồng, vốn huy động từ nhân dân, doanh nghiệp... chiếm hơn 50%. Nhà Bè cũng đã được công nhận là huyện NTM”.

Cũng theo ông Lưu, định hướng phát triển đến năm 2020 của huyện Nhà Bè là phát triển thành đô thị thương mại, dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp. Thời gian tới, tỷ trọng ngành nông nghiệp sẽ chỉ còn khoảng 3%, do đó huyện sẽ ưu tiên đẩy mạnh nông nghiệp công nghệ cao với những mô hình làm ăn hiệu quả như nuôi cá sấu, chim yến, tôm, cua, trồng lan...

Theo Quốc Hải/danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Quyết định số 633/QĐ-UBND

Về việc kiện toàn BCĐ các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Kế hoạch số 89/KH-VPĐP

Kế hoạch Thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh năm 2025

Báo cáo 56/VPĐP-HCTH

Báo cáo kết quả công tác tập huấn, bồi dưỡng về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025

Kế hoạch số 47/VPĐP-KH

Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới

Kết luận số 178-Kl/TU

Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập233
  • Hôm nay49,877
  • Tháng hiện tại427,920
  • Tổng lượt truy cập99,484,114
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây